Đến hẹn lại lên, ngày 7/2 (Tức 16 tháng Giêng), hàng vạn du khách thập phương lại cùng tề tựu về xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc, tham dự lễ hội chọi trâu.
Đây là lễ hội chọi trâu lâu đời nhất Việt Nam được giới chuyên môn ghi nhận.
Năm 2012, lễ hội tổ chức quy mô hơn so với mọi năm, số trâu tham dự lên đến 28 trâu và tiền thưởng dành cho trâu thắng cuộc là 35 triệu đồng.
Các "chiến ngưu" tham gia lễ hội được người dân tôn kính gọi là ông Cầu. Các ông Cầu được mua về từ các tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ… qua tuyển chọn kỹ càng theo những tiêu chí như mình trường, móng hến, đuôi trai, sừng khum, mắt đỏ hay "sừng cánh đá, má bình vôi." Đặc biệt các ông Cầu phải đủ 250 vanh (vòng ngực) trở lên mới được thi đấu…
Trâu khi mua về được chăm sóc, huấn luyện bằng chế độ đặc biệt trong suốt hơn nửa năm. Đến ngày 15 tháng Giêng, các ông Cầu phải làm lễ tấu trình ở vọng đài tưởng niệm tâm linh để kính cáo với thánh thần là trâu được tham gia vào hội.
Theo truyền thuyết, lễ hội này có từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên. Khi nhà Hán xâm lược Việt Nam, nhà Triệu tan rã, thừa tướng nhà Triệu lúc bấy giờ là Lữ Gia lui quân về vùng núi Hải Lựu để tổ chức đánh giặc. Sau mỗi trận thắng giặc, Lữ Gia lại tổ chức chọi trâu để động viên quân sỹ, nêu cao tinh thần chiến đấu... Những ông Cầu sau khi chọi sẽ giết để khao quân.
Sau khi Lữ Gia mất, dân làng Hải Lựu tôn ông làm thành hoàng làng và lễ hội chọi trâu bắt đầu có từ đó.
Tuy nhiên, trong lịch sử đã có thời kỳ vì chiến tranh, lễ hội chọi trâu không được tổ chức. Đến năm 2002, lễ hội được khôi phục, tổ chức trong hai ngày 16, 17 tháng Giêng hàng năm và duy trì đến nay.
Thể lệ thi đấu gồm gắp thăm, đấu loại trực tiếp cho tới khi còn cặp trâu cuối cùng để tìm ra ông Cầu vô địch.
Lễ hội kết thúc, cả trâu thắng và thua đều được giết thịt để cúng tế trời đất, người chủ trâu cũng được chia phần là bộ sừng để làm kỷ vật.
Theo quan niệm dân gian, những làng nào có ông Cầu chiến thắng thì năm đó làng gặp nhiều may mắn, mọi người mạnh khỏe, mùa màng bội thu./.
Đây là lễ hội chọi trâu lâu đời nhất Việt Nam được giới chuyên môn ghi nhận.
Năm 2012, lễ hội tổ chức quy mô hơn so với mọi năm, số trâu tham dự lên đến 28 trâu và tiền thưởng dành cho trâu thắng cuộc là 35 triệu đồng.
Các "chiến ngưu" tham gia lễ hội được người dân tôn kính gọi là ông Cầu. Các ông Cầu được mua về từ các tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ… qua tuyển chọn kỹ càng theo những tiêu chí như mình trường, móng hến, đuôi trai, sừng khum, mắt đỏ hay "sừng cánh đá, má bình vôi." Đặc biệt các ông Cầu phải đủ 250 vanh (vòng ngực) trở lên mới được thi đấu…
Trâu khi mua về được chăm sóc, huấn luyện bằng chế độ đặc biệt trong suốt hơn nửa năm. Đến ngày 15 tháng Giêng, các ông Cầu phải làm lễ tấu trình ở vọng đài tưởng niệm tâm linh để kính cáo với thánh thần là trâu được tham gia vào hội.
Theo truyền thuyết, lễ hội này có từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên. Khi nhà Hán xâm lược Việt Nam, nhà Triệu tan rã, thừa tướng nhà Triệu lúc bấy giờ là Lữ Gia lui quân về vùng núi Hải Lựu để tổ chức đánh giặc. Sau mỗi trận thắng giặc, Lữ Gia lại tổ chức chọi trâu để động viên quân sỹ, nêu cao tinh thần chiến đấu... Những ông Cầu sau khi chọi sẽ giết để khao quân.
Sau khi Lữ Gia mất, dân làng Hải Lựu tôn ông làm thành hoàng làng và lễ hội chọi trâu bắt đầu có từ đó.
Tuy nhiên, trong lịch sử đã có thời kỳ vì chiến tranh, lễ hội chọi trâu không được tổ chức. Đến năm 2002, lễ hội được khôi phục, tổ chức trong hai ngày 16, 17 tháng Giêng hàng năm và duy trì đến nay.
Thể lệ thi đấu gồm gắp thăm, đấu loại trực tiếp cho tới khi còn cặp trâu cuối cùng để tìm ra ông Cầu vô địch.
Lễ hội kết thúc, cả trâu thắng và thua đều được giết thịt để cúng tế trời đất, người chủ trâu cũng được chia phần là bộ sừng để làm kỷ vật.
Theo quan niệm dân gian, những làng nào có ông Cầu chiến thắng thì năm đó làng gặp nhiều may mắn, mọi người mạnh khỏe, mùa màng bội thu./.
Nguyễn Thị Thảo (TTXVN/Vietnam+)