Ngày 28/1, lễ hội Cổ Loa (huyện Đông Anh) và lễ hội đền Sóc (huyện Sóc Sơn) cùng tưng bừng diễn ra, với sự tham dự của hàng vạn khách thập phương và nhân dân trong vùng.
Lễ hội Cổ Loa được tổ chức hàng năm, bắt đầu từ ngày mồng 6 tháng Giêng, là ngày vua An Dương Vương tức vị lên ngôi hoàng đế; để ghi nhớ công ơn vua An Dương Vương, người có công sáp nhập Âu Việt-Lạc Việt thành quốc gia Âu Lạc anh hùng, mở mang bờ cõi xuống đồng bằng, miền biển, dựng kinh đô Cổ Loa.
Lễ hội bắt đầu bằng đoàn anh cả Quậy vào tế lễ, đọc mật khẩn; tiếp đó là đoàn tế lễ của hội đồng bát xã Loa Thành, các quan viên lễ nữ của bát xã Loa Thành.
Sau đó đến chương trình nghênh rước kiệu của hội đồng bát xã Loa Thành.
Phần hội kéo dài tới rằm tháng Giêng bằng nhiều trò vui chơi như hát ca trù, hát tuồng, chơi bài, đánh cờ, đánh đu, đấu vật, kéo co…
Khoảng 2 vạn khách thập phương và nhân dân đã dự lễ khai hội đền Cổ Loa.
Lễ hội đền Sóc tổ chức tại đền Sóc, xã Phù Linh, Sóc Sơn nhằm tưởng nhớ và ngợi ca công ơn của Thánh Gióng đã đánh đuổi giặc Ân cứu nước nhà thoát khỏi cảnh lâm nguy.
Hội được bắt đầu vào giờ đầu tiên của ngày 28/1 tức ngày mồng 6 Tết, với lễ khai quang và lễ tắm tượng do chủ tế và chức sắc thực hiện tại đền Thượng (thuộc quần thể đền Sóc).
Tiếp đó, hai lễ chính là rước dâng hoa tre và lễ chém tướng được tổ chức tái hiện lại hình ảnh Thánh Gióng dùng tre ngà làm vũ khí giết giặc.
Theo truyền thuyết, Thánh Gióng phi ngựa từ Châu Cầu, đuổi giặc Ân tới đó thì dùng tre ngà đập chết viên tướng đầu sỏ là Thạch Linh cùng tả tướng và hữu tướng của hắn.
Ngoài ra, rước voi của làng Dược Thượng cũng là nghi lễ không thể thiếu trong ngày hội này. Lễ rước voi được thực hiện bởi 12 thanh niên khỏe mạnh, vừa đi vừa đánh trống, vừa hò reo vang dậy một vùng.
Lễ hội đền Sóc gắn liền với truyền thuyết lịch sử nhưng bên cạnh đó, vẫn mang đậm tính chất của hội cầu mùa theo tín ngưỡng dân gian.
Lễ hội không chỉ thu hút đông đảo nhân dân mà còn nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu văn hóa, nhất là sau khi hội Gióng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại./.
Lễ hội Cổ Loa được tổ chức hàng năm, bắt đầu từ ngày mồng 6 tháng Giêng, là ngày vua An Dương Vương tức vị lên ngôi hoàng đế; để ghi nhớ công ơn vua An Dương Vương, người có công sáp nhập Âu Việt-Lạc Việt thành quốc gia Âu Lạc anh hùng, mở mang bờ cõi xuống đồng bằng, miền biển, dựng kinh đô Cổ Loa.
Lễ hội bắt đầu bằng đoàn anh cả Quậy vào tế lễ, đọc mật khẩn; tiếp đó là đoàn tế lễ của hội đồng bát xã Loa Thành, các quan viên lễ nữ của bát xã Loa Thành.
Sau đó đến chương trình nghênh rước kiệu của hội đồng bát xã Loa Thành.
Phần hội kéo dài tới rằm tháng Giêng bằng nhiều trò vui chơi như hát ca trù, hát tuồng, chơi bài, đánh cờ, đánh đu, đấu vật, kéo co…
Khoảng 2 vạn khách thập phương và nhân dân đã dự lễ khai hội đền Cổ Loa.
Lễ hội đền Sóc tổ chức tại đền Sóc, xã Phù Linh, Sóc Sơn nhằm tưởng nhớ và ngợi ca công ơn của Thánh Gióng đã đánh đuổi giặc Ân cứu nước nhà thoát khỏi cảnh lâm nguy.
Hội được bắt đầu vào giờ đầu tiên của ngày 28/1 tức ngày mồng 6 Tết, với lễ khai quang và lễ tắm tượng do chủ tế và chức sắc thực hiện tại đền Thượng (thuộc quần thể đền Sóc).
Tiếp đó, hai lễ chính là rước dâng hoa tre và lễ chém tướng được tổ chức tái hiện lại hình ảnh Thánh Gióng dùng tre ngà làm vũ khí giết giặc.
Theo truyền thuyết, Thánh Gióng phi ngựa từ Châu Cầu, đuổi giặc Ân tới đó thì dùng tre ngà đập chết viên tướng đầu sỏ là Thạch Linh cùng tả tướng và hữu tướng của hắn.
Ngoài ra, rước voi của làng Dược Thượng cũng là nghi lễ không thể thiếu trong ngày hội này. Lễ rước voi được thực hiện bởi 12 thanh niên khỏe mạnh, vừa đi vừa đánh trống, vừa hò reo vang dậy một vùng.
Lễ hội đền Sóc gắn liền với truyền thuyết lịch sử nhưng bên cạnh đó, vẫn mang đậm tính chất của hội cầu mùa theo tín ngưỡng dân gian.
Lễ hội không chỉ thu hút đông đảo nhân dân mà còn nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu văn hóa, nhất là sau khi hội Gióng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại./.
Đinh Thị Thuận (TTXVN/Vietnam+)