Ngày 26/12, Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc công an thành phố Hà Nội cho biết rất bức xúc về việc đối tượng Nguyễn Thanh Quang (27 tuổi, Hai Bà Trưng) lái xe ôtô BMW không mang biển kiểm soát, bị lực lượng chức năng ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra có thái độ không đúng mực lại xưng danh là cháu mình.
Dù đang công tác ở nước ngoài nhưng khi biết được thông tin, ông đã chỉ đạo các cấp dưới xử lý thật nghiêm và yêu cầu có báo cáo bằng văn bản về sự việc.
Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh cũng bày tỏ rõ quan điểm của Ban giám đốc công an thành phố về việc xuất hiện nhiều trường hợp chống đối người thi hành công vụ hoặc xưng là con em của các lãnh đạo để xin xỏ, thậm chí dọa dẫm lực lượng chức năng. Đây đang là vấn đề nóng được dư luận quan tâm, cần phải xử lý nghiêm các trường hợp này mới đảm bảo trật tự xã hội và trật tự an toàn giao thông.
Theo thống kê của Văn phòng Công an thành phố, trong năm 2011, Hà Nội xảy ra 186 vụ chống người thi hành công vụ. Ban Giám đốc Công an thành phố chủ trương xử lý kiên quyết, triệt để, song các biện pháp xử lý còn nhẹ, chưa đủ sức tác động răn đe phòng ngừa.
Các vụ việc chống người thi hành công vụ thường xảy ra trong xử lý vi phạm giao thông, qua tuần tra kiểm soát ban đêm của cảnh sát cơ động và do công an cấp cơ sở kiểm tra đêm về bán hàng quán về quá giờ quy định.
Quan điểm xử lý của Giám đốc Công an thành phố Hà Nội là xử lý kiên quyết, triệt để với 2 hình thức là khởi tố bắt giam xử lý theo quy định của pháp luật và nhẹ hơn thì xử lý hành chính như cảnh cáo, phạt tiền.
Tuy nhiên, các trường hợp này khi xét xử tại tòa án thì mức án còn nhẹ, hầu hết là án treo, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù thì mức án rất thấp nên chưa đủ sức tác động răn đe phòng ngừa.
Bên cạnh đó, Trung tướng Nhanh cũng yêu cầu thủ trưởng các đơn vị công an phải giáo dục lại thái độ cho cán bộ chiến sỹ của mình trong xử lý người vi phạm. Bởi một số trường hợp lời nói, thái độ của cán bộ, chiến sỹ có thể gây ức chế, bức xúc đối với người vi phạm./.
Dù đang công tác ở nước ngoài nhưng khi biết được thông tin, ông đã chỉ đạo các cấp dưới xử lý thật nghiêm và yêu cầu có báo cáo bằng văn bản về sự việc.
Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh cũng bày tỏ rõ quan điểm của Ban giám đốc công an thành phố về việc xuất hiện nhiều trường hợp chống đối người thi hành công vụ hoặc xưng là con em của các lãnh đạo để xin xỏ, thậm chí dọa dẫm lực lượng chức năng. Đây đang là vấn đề nóng được dư luận quan tâm, cần phải xử lý nghiêm các trường hợp này mới đảm bảo trật tự xã hội và trật tự an toàn giao thông.
Theo thống kê của Văn phòng Công an thành phố, trong năm 2011, Hà Nội xảy ra 186 vụ chống người thi hành công vụ. Ban Giám đốc Công an thành phố chủ trương xử lý kiên quyết, triệt để, song các biện pháp xử lý còn nhẹ, chưa đủ sức tác động răn đe phòng ngừa.
Các vụ việc chống người thi hành công vụ thường xảy ra trong xử lý vi phạm giao thông, qua tuần tra kiểm soát ban đêm của cảnh sát cơ động và do công an cấp cơ sở kiểm tra đêm về bán hàng quán về quá giờ quy định.
Quan điểm xử lý của Giám đốc Công an thành phố Hà Nội là xử lý kiên quyết, triệt để với 2 hình thức là khởi tố bắt giam xử lý theo quy định của pháp luật và nhẹ hơn thì xử lý hành chính như cảnh cáo, phạt tiền.
Tuy nhiên, các trường hợp này khi xét xử tại tòa án thì mức án còn nhẹ, hầu hết là án treo, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù thì mức án rất thấp nên chưa đủ sức tác động răn đe phòng ngừa.
Bên cạnh đó, Trung tướng Nhanh cũng yêu cầu thủ trưởng các đơn vị công an phải giáo dục lại thái độ cho cán bộ chiến sỹ của mình trong xử lý người vi phạm. Bởi một số trường hợp lời nói, thái độ của cán bộ, chiến sỹ có thể gây ức chế, bức xúc đối với người vi phạm./.
P.A (TTXVN/Vietnam+)