Tối 28/11, tại tượng đài vua Lý Thái Tổ, Thành đoàn Hà Nội tổ chức lễ tuyên dương Tài năng sáng tạo trẻ Thủ đô năm 2010 và phát động Festival sáng tạo trẻ Thủ đô lần thứ VIII, với chủ đề “Thăng Long-Hà Nội: Hội nhập và phát triển.”
Tại buổi lễ, Thành đoàn Hà Nội khen thưởng 18 gương thanh niên xuất sắc; 22 tập thể và cá nhân có các đề tài, giải pháp xuất sắc tham gia Festival sáng tạo trẻ Thủ đô năm 2010.
Cùng với đó, 5 thanh niên đạt giải “bàn tay vàng,” 12 mô hình thanh niên cải cách hành chính và 12 mô hình chi đoàn văn minh công sở tiêu biểu của các cơ sở đoàn Thủ đô cũng được vinh danh trong đó có các mô hình như phòng khám thanh niên làm theo lời Bác (Bệnh viện Phụ sản Trung ương); xây dựng công cụ giám sát, ghi nhận ý kiến của cha mẹ và trẻ ốm (Bệnh viên Nhi Trung ương); hiện đại hóa trong công tác quản lý thuế (Chi cục thuế quận Hoàng Mai)...
Nhân dịp này, ban tổ chức cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo vì Thủ đô nghìn năm văn hiến và anh hùng” đã công bố và trao 28 giải thưởng.
Hai giải nhất được trao cho Nguyễn Khánh Diệu Hồng (Đại học Bách khoa) với ý tưởng tái chế dầu ăn, mỡ ăn thải độc hại thành nhiên liệu sinh học thân thiện môi trường và Trần Thị Mỹ Hạnh với ý tưởng xây dựng và duy trì hoạt động mạng cứu trợ xã hội dựa vào hội thầy thuốc trẻ Việt” cùng 6 giải nhì, 6 giải ba và 24 giải khuyến khích.
Phát động từ tháng 3/2010, cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo vì Thủ đô nghìn năm văn hiến và anh hùng” đã thu hút sự tham gia của đông đảo đoàn viên, thanh niên, trên nhiều lĩnh vực bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Thăng Long-Hà Nội; bảo vệ môi trường; quy hoạch hệ thống giao thông; quy hoạch phát triển Thủ đô; phát huy tiềm năng đội ngũ trí thức trẻ.
Mỗi ý tưởng là một món quà, một cách thể hiện tình cảm yêu quý, hành động thiết thực của tuổi trẻ vì Thủ đô 1.000 năm tuổi.
Từ tình yêu với Hà Nội, nhiều bạn trẻ đã tìm tòi, nghiên cứu và mạnh dạn đề xuất một số ý tưởng mới, gợi mở hướng giải quyết các vấn đề đang tồn tại trong cuộc sống cộng đồng như xây dựng chính sách nguồn nhân lực làng nghề; mô hình nhà ở ký túc xá của sinh viên đại học; giải pháp thu hút người đi bộ, xe thô sơ sử dụng hầm đường bộ Ngã Tư Sở; hệ thống băngrôn, bảng quảng cáo thông minh; mô hình quán càphê sách; xử lý nước thải ở làng lụa Vạn Phúc.../.
Tại buổi lễ, Thành đoàn Hà Nội khen thưởng 18 gương thanh niên xuất sắc; 22 tập thể và cá nhân có các đề tài, giải pháp xuất sắc tham gia Festival sáng tạo trẻ Thủ đô năm 2010.
Cùng với đó, 5 thanh niên đạt giải “bàn tay vàng,” 12 mô hình thanh niên cải cách hành chính và 12 mô hình chi đoàn văn minh công sở tiêu biểu của các cơ sở đoàn Thủ đô cũng được vinh danh trong đó có các mô hình như phòng khám thanh niên làm theo lời Bác (Bệnh viện Phụ sản Trung ương); xây dựng công cụ giám sát, ghi nhận ý kiến của cha mẹ và trẻ ốm (Bệnh viên Nhi Trung ương); hiện đại hóa trong công tác quản lý thuế (Chi cục thuế quận Hoàng Mai)...
Nhân dịp này, ban tổ chức cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo vì Thủ đô nghìn năm văn hiến và anh hùng” đã công bố và trao 28 giải thưởng.
Hai giải nhất được trao cho Nguyễn Khánh Diệu Hồng (Đại học Bách khoa) với ý tưởng tái chế dầu ăn, mỡ ăn thải độc hại thành nhiên liệu sinh học thân thiện môi trường và Trần Thị Mỹ Hạnh với ý tưởng xây dựng và duy trì hoạt động mạng cứu trợ xã hội dựa vào hội thầy thuốc trẻ Việt” cùng 6 giải nhì, 6 giải ba và 24 giải khuyến khích.
Phát động từ tháng 3/2010, cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo vì Thủ đô nghìn năm văn hiến và anh hùng” đã thu hút sự tham gia của đông đảo đoàn viên, thanh niên, trên nhiều lĩnh vực bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Thăng Long-Hà Nội; bảo vệ môi trường; quy hoạch hệ thống giao thông; quy hoạch phát triển Thủ đô; phát huy tiềm năng đội ngũ trí thức trẻ.
Mỗi ý tưởng là một món quà, một cách thể hiện tình cảm yêu quý, hành động thiết thực của tuổi trẻ vì Thủ đô 1.000 năm tuổi.
Từ tình yêu với Hà Nội, nhiều bạn trẻ đã tìm tòi, nghiên cứu và mạnh dạn đề xuất một số ý tưởng mới, gợi mở hướng giải quyết các vấn đề đang tồn tại trong cuộc sống cộng đồng như xây dựng chính sách nguồn nhân lực làng nghề; mô hình nhà ở ký túc xá của sinh viên đại học; giải pháp thu hút người đi bộ, xe thô sơ sử dụng hầm đường bộ Ngã Tư Sở; hệ thống băngrôn, bảng quảng cáo thông minh; mô hình quán càphê sách; xử lý nước thải ở làng lụa Vạn Phúc.../.
Hồng Hạnh (TTXVN/Vietnam+)