Ngày 17/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Viện kỹ thuật hình sự (Bộ Công an), Hiệp hội An ninh chuyên nghiệp châu Á, hãng Panasonic, Công ty cổ phần Biển Bạc và Trung tâm phần mềm Quang Trung tổ chức tại hội thảo “Ứng dụng công nghệ phần mềm trong an ninh, giám sát.”
Tại hội thảo, ông Trần Trọng Vinh, Chủ tịch Hiệp hội An ninh chuyên nghiệp châu Á-Phân hội Việt Nam, kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Biển Bạc cho biết hiện nay ở Việt Nam, hệ thống an ninh giám sát chủ yếu dùng phần cứng mà chưa ứng dụng nhiều phần mềm, chưa kết nối với hệ thống khác. Nhân viên không thể theo dõi được toàn màn hình, nhiều màn hình xem không rõ, không có khả năng tích hợp, việc giữ và truy tìm lại rất khó khăn. Từ đó, việc phòng ngừa các tai nạn, sự cố còn thụ động, chưa hiệu quả.
Trên thực tế, nhiều sự cố đã xảy ra nhưng lại chưa được cảnh báo kịp thời. Có những đám cháy lớn, khi không thể dập tắt trong phạm vi nhỏ thì hệ thống báo động mới cảnh báo. Nhiều tiệm vàng lắp camera nhưng thiếu chuyên nghiệp, lắp để tự trấn an, lắp không đúng vị trí, không có tính bảo mật, quá chú trọng vào chi phí nên không hiệu quả, khiến kẻ gian dễ tránh mà chính bản thân lại rơi vào tâm lý chủ quan.
Các ý kiến tại hội thảo đều cho rằng xu hướng chung của thế giới về phát triển hệ thống an ninh, giám sát là tăng tính phòng ngừa các sự cố, giảm lực lượng bảo vệ, chiến sỹ tại hiện trường thông qua việc phát triển phần mềm có tính tự động hóa, khả năng tích hợp, kết nối, tính phòng ngừa cao, từ đó giúp nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của công dân.
Ở Việt Nam, việc ứng dụng hệ thống an ninh giám sát là không thể thiếu và có tầm quan trọng đặc biệt, giảm vi phạm giao thông, tai nạn, giảm thiệt hại về người và của, mang lại lợi ích kinh tế cao.
Hiện nay, Việt Nam đã ứng dụng một số phần mềm trong an ninh, giám sát như phần mềm nhận dạng biển số trong quản lý phương tiện và phát hiện vi phạm giao thông bằng hình ảnh. Ứng dụng này có thể nhận dạng tất cả các loại biển số xe một cách đầy đủ nhất, kể cả ký tự, màu sắc; trong mọi điều kiện thời tiết, ở cả tốc độ di chuyển của phương tiện trên 80km/h.
Tại Kiên Giang và Hà Nội, việc thử nghiệm phần mềm này đã giúp cơ quan chức năng phát hiện và trích xuất hình ảnh hàng nghìn trường hợp vi phạm. Bên cạnh đó, việc này giúp giảm lực lượng cảnh sát phải túc trực đứng ngoài đường; hỗ trợ truy tìm tội phạm và gian lận trong xử lý xe vi phạm giao thông; kết nối với hệ thống đèn giao thông để điều tiết phương tiện, tránh ùn tắc; tự động hóa trong quản lý giao thông như thu phí tự động tại trạm và tại bãi đỗ.../.
Tại hội thảo, ông Trần Trọng Vinh, Chủ tịch Hiệp hội An ninh chuyên nghiệp châu Á-Phân hội Việt Nam, kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Biển Bạc cho biết hiện nay ở Việt Nam, hệ thống an ninh giám sát chủ yếu dùng phần cứng mà chưa ứng dụng nhiều phần mềm, chưa kết nối với hệ thống khác. Nhân viên không thể theo dõi được toàn màn hình, nhiều màn hình xem không rõ, không có khả năng tích hợp, việc giữ và truy tìm lại rất khó khăn. Từ đó, việc phòng ngừa các tai nạn, sự cố còn thụ động, chưa hiệu quả.
Trên thực tế, nhiều sự cố đã xảy ra nhưng lại chưa được cảnh báo kịp thời. Có những đám cháy lớn, khi không thể dập tắt trong phạm vi nhỏ thì hệ thống báo động mới cảnh báo. Nhiều tiệm vàng lắp camera nhưng thiếu chuyên nghiệp, lắp để tự trấn an, lắp không đúng vị trí, không có tính bảo mật, quá chú trọng vào chi phí nên không hiệu quả, khiến kẻ gian dễ tránh mà chính bản thân lại rơi vào tâm lý chủ quan.
Các ý kiến tại hội thảo đều cho rằng xu hướng chung của thế giới về phát triển hệ thống an ninh, giám sát là tăng tính phòng ngừa các sự cố, giảm lực lượng bảo vệ, chiến sỹ tại hiện trường thông qua việc phát triển phần mềm có tính tự động hóa, khả năng tích hợp, kết nối, tính phòng ngừa cao, từ đó giúp nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của công dân.
Ở Việt Nam, việc ứng dụng hệ thống an ninh giám sát là không thể thiếu và có tầm quan trọng đặc biệt, giảm vi phạm giao thông, tai nạn, giảm thiệt hại về người và của, mang lại lợi ích kinh tế cao.
Hiện nay, Việt Nam đã ứng dụng một số phần mềm trong an ninh, giám sát như phần mềm nhận dạng biển số trong quản lý phương tiện và phát hiện vi phạm giao thông bằng hình ảnh. Ứng dụng này có thể nhận dạng tất cả các loại biển số xe một cách đầy đủ nhất, kể cả ký tự, màu sắc; trong mọi điều kiện thời tiết, ở cả tốc độ di chuyển của phương tiện trên 80km/h.
Tại Kiên Giang và Hà Nội, việc thử nghiệm phần mềm này đã giúp cơ quan chức năng phát hiện và trích xuất hình ảnh hàng nghìn trường hợp vi phạm. Bên cạnh đó, việc này giúp giảm lực lượng cảnh sát phải túc trực đứng ngoài đường; hỗ trợ truy tìm tội phạm và gian lận trong xử lý xe vi phạm giao thông; kết nối với hệ thống đèn giao thông để điều tiết phương tiện, tránh ùn tắc; tự động hóa trong quản lý giao thông như thu phí tự động tại trạm và tại bãi đỗ.../.
Trần Xuân Tình (TTXVN)