Vị ngọt ngày Tết

Vị ngọt ngày Tết - Lợi ích hay là mối hại?

Bị coi là nguyên nhân gây ra nhiều chứng bệnh, nhưng đường vẫn giữ vai trò không kém phần quan trọng với sự sống của con người.
Bị coi là nguyên nhân gây ra nhiều chứng bệnh khác nhau, đường chắc là không hoàn toàn vô tội, nhưng nó vẫn giữ vai trò không kém phần quan trọng với sự sống của cơ thể con người.

Đường có thể còn rất có lợi, nhưng ta đang nói về loại đường nào đây? Trong thực tế có nhiều loại đường: đường nhanh có trong bánh bích quy, nước giải khát có gas, kẹo là từ gluco (sinh ra từ mật ong, rau quả, hoặc siro ưa thích), từ fructo (sinh ra từ quả hoặc tinh bột ngô, lúa mì), từ saccaro (sinh ra từ mía, củ cải đường), từ gluco-fructo, chiết xuất từ bã ngô.

Các loại đường nhanh này được cơ thể hấp thụ với tốc độ cực nhanh, truyền nhanh vào máu, gây tăng đột ngột đường huyết và gây ra đỉnh cao tiết insulin. Kết quả ta cảm nhận thấy một cú roi quất và giảm năng lượng. Ngược lại, các loại gluxit chậm được tiêu hóa chậm và chuyển nhẹ nhàng vào trong máu không gây tiến công các thụ thể insulin, nên cung cấp các năng lượng bền lâu.

Các loại đường chậm này sinh ra từ tinh bột, hạt lương thực nguyên, mỳ sợi, bánh mỳ, gạo, đậu và một vài loại quả. Cơ chế tác động của chúng khác biệt  và chính vì thế chúng tăng cường hoặc gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể.

Đường hoạt hóa tinh thần

Các chất gluxit nhanh kích thích sự tiết seretonin, chất truyền dẫn thần kinh trong não và do đó, các tế bào thần kinh liên lạc được với nhau, tức là seretonin điều hòa cảm xúc nên nhờ đó ta nhìn cuộc sống toàn màu hồng.

Để tận dụng được tính năng ưu việt  này, tốt nhất là ta nên ăn đồ ngọt vào bữa chiều, vì vào khoảng từ 16 đến 17 giờ cơ chế sinh học và sinh lý  kỳ diệu lên tới đỉnh điểm, bật đèn xanh cho cơ thể  giám sát các kho dự trữ seretonin. Cơ chế này đã bắt đầu từ bữa ăn trưa: các chất protein (thịt, cá, trứng) ăn vào chứa tryptophan một axit amin báo trước cho seretonin.

Tryptophan thu hút các chất đường nhanh để tới não, và ở đó, tryptophan chuyển hóa thành serenin. Alain Delabos, nhà dinh dưỡng học khuyên: "Bạn nên ăn một quả tươi hoặc nướng chín bỏ lò hoặc 2 tới 3 quả sấy khô (mơ...) cùng với 2 vuông socola hoặc một thìa nhỏ mật ong hoặc mứt quả nhuyễn hoặc 2 viên kem cốc và 2 tới 3 quả hồ đào, quả hạnh hoặc hạt dẻ".

Đường gây ảnh hưởng xấu cho tim mạch

Chính là đường fructo ăn vào với liều lượng lớn gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, do vậy hệ gluco-fructo có mặt khắp trong các loại thực phẩm công nghiệp cũng có tính  năng xấu đó. "Đường fructo chuyển hóa thành triglyxerit, tức là thành mỡ trong máu, khác với gluco vẫn giữ nguyên đường, ít gây hại hơn vào khúc cuối".

Bác sĩ dinh dưỡng học Jean-Michel Cohen giải thích, mối hiểm nguy là các đám mỡ triglyxerit bao bọc và gây chìm ngập tim và nội tạng. Không những máy bơm tim hoạt động nặng nề hơn và điều đó còn dẫn tới sự kháng insulin.

Tĩnh mạch và động mạch là các nơi chịu hậu quả đầu tiên, vì "điều đó ngăn cản sự sản sinh plaminogen, một chất có tính bảo vệ vì nó có năng lực hòa tan cục huyết đông. Và cũng chính điều đó làm tăng hàm lượng mỡ và gluxit trong máu", bác sĩ khoa tim Brigitte Bazelle giải thích.

Đường tăng cường cho não

Đường là nhiên liệu duy nhất của não: não hấp thụ lượng tương đương một viên đường nén mỗi giờ để hoạt động, điều khiển các cơ quan trong cơ thể, đảm bảo tính minh mẫn, hiệu năng và khả năng phản ứng. "60% lượng gluxit ăn vào được sử dụng cho não và con số này còn lên tới 75% ở trẻ sơ sinh", bác sĩ Cohen nhấn mạnh.

Các chất đường (chậm và  nhanh) cực kỳ cốt yếu vì đường là chất dự trữ có mặt khắp nơi, ngoài vai trò thường trực trong máu: 70 gam trong gan, 120 gam trong các cơ, rồi cả trong triglyxerit, các chất béo dẫn xuất từ đường.

Liều lượng tốt hàng ngày là từ 250 tới 300 gam gluxit chậm, 5 tới 10% đường nhanh (1 quả tươi, 2 vuông socola, 2 bánh bích quy).

Đường làm tăng thêm sự lão hóa tế bào

"Các chất gluxit hấp thụ dư thừa đều làm tăng một phản ứng tới protein gọi là phản ứng gluco hóa, làm tăng thêm sự lão hóa tế bào và các sự thoái hóa cũng tai hại như của các gốc tự do", bác sĩ  Jean-Paul Curtay, đồng tác giả sách "Chương trình cho cuộc sống dài lâu" giải thích.

Nói cụ thể, đường gây ra trong tế bào phản ứng gọi là phản ứng Maillart: các chất protein tự oxy hóa dưới sự tác động của đường giống như thịt nướng trong lò.

Các thương tổn không nhìn thấy được cuối cùng lộ ra nếu như chúng bị tác động, ví dụ như khả năng sinh collagen của dây chằng hoặc khả năng tái sinh của da.

Một nghiên cứu về gluco tại trường Đại học Monreal, Canada, còn đi xa hơn: chỉ ăn một nửa lượng cần thiết làm tăng tuổi thọ tới 40%.

Đường không hẳn gây ra bệnh tiểu đường

Ăn thường xuyên các đồ ngọt chỉ gây tiềm năng sinh ra bệnh tiểu đường cho 10% những người có bẩm chất di truyền.

Khi có sức khỏe tốt, đường chỉ là tăng tạm thời đường huyết, vì insulin tác động theo vai trò của nó là hạ đường huyết máu tới mức bình thường", nhà dinh dưỡng học Anne-Marie Adine, đống tác giả cuốn " Củ cà rốt làm cho ta đáng mến hơn", nói rõ.

Ngay cả khi mê ăn đồ ngọt với sự dư thừa cân nặng cũng chỉ làm tăng thêm 30% nguy cơ sinh bệnh tiểu đường, vì tế bào đáp ứng kém hơn với insulin, tức là làm cho tuyến tụy hoạt động mệt hơn, buộc tụy tăng tiết dịch lên gấp 10 lần./.

(KH&CN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục