Tại Hội nghị công bố Báo cáo cuối cùng “Khung phát triển ngành khí Việt Nam” tổ chức ngày 11/11, tại Hà Nội, WB đã cảnh báo Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ thiếu hụt khí đốt.
Theo WB, hiện ngành khí Việt Nam đang phải đối mặt với ba thách thức lớn khiến nguy cơ thiếu hụt khí sẽ có thể xảy ra vào năm 2025 - khi mà nhu cầu khí đốt tăng gấp ba lần so với hiện nay. Đó là giá khí không ổn định do phương pháp định giá không rõ ràng, không khuyến khích được nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, năng lực chuyển đổi tài nguyên với trữ lượng khá lớn sang các nguồn dự trữ còn hạn chế; trong đó quá trình thăm dò, khai thác, chế biến, vận chuyển và phân phối để đưa khí đốt từ các mỏ đến với thị trường vẫn lạc hậu. Cùng với cơ cấu và quản lý ngành cũng chưa hợp lý, sự kết hợp giữa ngành khí và điện còn nhiều bất cập...
Vì vậy, Chính phủ Việt Nam cần sớm đưa ra những chính sách trọng tâm, lộ trình cụ thể trên cơ sở xem xét các đề xuất của WB và các chuyên gia trong Báo cáo “Khung phát triển ngành khí Việt Nam” để tránh được nguy cơ thiếu hụt khí đốt khi nhu cầu khí tăng gấp ba lần.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, mặc dù Việt Nam có trữ lượng khí lên tới 700 tỷ m3 và khoảng 700 tỷ m3 khí chưa được đánh giá trữ lượng nhưng đến nay mới khai thác được khoảng 90 tỷ m3 khí phục vụ phát điện, sản xuất phân bón và một số ngành công nghiệp khác.
Việt Nam cũng chưa phát hiện được mỏ dầu khí nào lớn. Theo dự báo, sau năm 2025, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu khí đốt để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước lên tới 17 tỷ m3/năm. Vì vậy, để có nguồn khí ổn định, đảm bảo an ninh năng lượng, việc xây dựng Khung phát triển ngành khí Việt Nam; bao gồm việc xây dựng giá khí hợp lý, lộ trình phát triển thị trường khí và cơ chế quản lý phát triển ngành khí nhằm thu hút các nhà đầu tư cũng như tạo ra tín hiệu giúp các hộ sử dụng khí hiệu quả là hết sức cần thiết.
Ông Vượng cũng cho biết, để phát triển ngành khí Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm. Trước mắt, các chuyên gia phải đánh giá các khuyến nghị của WB trong Báo cáo này để từ đó xây dựng thành các khuyến nghị chính thức trình lên Chính phủ xem xét phê duyệt.
Tại Hội nghị này, bên cạnh những khuyến nghị về ngành khí dưới góc độ quy mô thực tế, WB cũng đưa ra các khuyến nghị về cơ cấu thể chế để ngành khí Việt Nam phát triển hiệu quả. Theo đó, Bộ Công Thương cần sớm nghiên cứu thành lập Cục điều tiết và quản lý dầu khí để điều tiết khu vực thượng nguồn và có thể cả hạ nguồn.
Đặc biệt, Chính phủ và Bộ Công Thương cần tái cơ cấu Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam theo hướng không trao vị trí độc quyền trong dài hạn cho đơn vị này./.
Theo WB, hiện ngành khí Việt Nam đang phải đối mặt với ba thách thức lớn khiến nguy cơ thiếu hụt khí sẽ có thể xảy ra vào năm 2025 - khi mà nhu cầu khí đốt tăng gấp ba lần so với hiện nay. Đó là giá khí không ổn định do phương pháp định giá không rõ ràng, không khuyến khích được nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, năng lực chuyển đổi tài nguyên với trữ lượng khá lớn sang các nguồn dự trữ còn hạn chế; trong đó quá trình thăm dò, khai thác, chế biến, vận chuyển và phân phối để đưa khí đốt từ các mỏ đến với thị trường vẫn lạc hậu. Cùng với cơ cấu và quản lý ngành cũng chưa hợp lý, sự kết hợp giữa ngành khí và điện còn nhiều bất cập...
Vì vậy, Chính phủ Việt Nam cần sớm đưa ra những chính sách trọng tâm, lộ trình cụ thể trên cơ sở xem xét các đề xuất của WB và các chuyên gia trong Báo cáo “Khung phát triển ngành khí Việt Nam” để tránh được nguy cơ thiếu hụt khí đốt khi nhu cầu khí tăng gấp ba lần.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, mặc dù Việt Nam có trữ lượng khí lên tới 700 tỷ m3 và khoảng 700 tỷ m3 khí chưa được đánh giá trữ lượng nhưng đến nay mới khai thác được khoảng 90 tỷ m3 khí phục vụ phát điện, sản xuất phân bón và một số ngành công nghiệp khác.
Việt Nam cũng chưa phát hiện được mỏ dầu khí nào lớn. Theo dự báo, sau năm 2025, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu khí đốt để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước lên tới 17 tỷ m3/năm. Vì vậy, để có nguồn khí ổn định, đảm bảo an ninh năng lượng, việc xây dựng Khung phát triển ngành khí Việt Nam; bao gồm việc xây dựng giá khí hợp lý, lộ trình phát triển thị trường khí và cơ chế quản lý phát triển ngành khí nhằm thu hút các nhà đầu tư cũng như tạo ra tín hiệu giúp các hộ sử dụng khí hiệu quả là hết sức cần thiết.
Ông Vượng cũng cho biết, để phát triển ngành khí Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm. Trước mắt, các chuyên gia phải đánh giá các khuyến nghị của WB trong Báo cáo này để từ đó xây dựng thành các khuyến nghị chính thức trình lên Chính phủ xem xét phê duyệt.
Tại Hội nghị này, bên cạnh những khuyến nghị về ngành khí dưới góc độ quy mô thực tế, WB cũng đưa ra các khuyến nghị về cơ cấu thể chế để ngành khí Việt Nam phát triển hiệu quả. Theo đó, Bộ Công Thương cần sớm nghiên cứu thành lập Cục điều tiết và quản lý dầu khí để điều tiết khu vực thượng nguồn và có thể cả hạ nguồn.
Đặc biệt, Chính phủ và Bộ Công Thương cần tái cơ cấu Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam theo hướng không trao vị trí độc quyền trong dài hạn cho đơn vị này./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)