Sáng 5/6, Lễ míttinh quốc gia hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới và Năm quốc tế về rừng 2011 do Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn phối hợp tổ chức tại Bắc Kạn.
Trong bài phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên nhấn mạnh thế giới cũng đang phải đối mặt với một thực tế hết sức đáng quan ngại, đó là vấn đề biến đổi khí hậu, khai thác tài nguyên thiếu tính bền vững, suy giảm đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường.
Đất nước Việt Nam cũng không nằm ngoài thực tế đáng quan ngại đó. Một trong những nguyên nhân chính đó là nạn phá rừng và tình trạng suy thoái rừng đang diễn ra ngày càng trầm trọng. Theo tính toán, mỗi năm trên toàn cầu đã bị mất đi khoảng 2,5-4,5 nghìn tỷ USD do nạn phá rừng và suy thoái rừng, nhiều hơn thiệt hại của cuộc khủng hoảng tài chính đã diễn ra cách đây một vài năm.
Với chủ đề “Rừng: Giá trị cuộc sống từ thiên nhiên”, ngày Môi trường Thế giới năm nay đặc biệt quan tâm tới vị trí, vai trò của rừng đối với công cuộc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, cảnh báo về tình trạng phá rừng bừa bãi và nguy cơ suy thoái rừng đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, mà nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động của con người gây ra.
Con người sẽ phải gánh chịu những hậu quả khôn lường từ thiên nhiên nếu ngay bây giờ không có những biện pháp hữu hiệu và kịp thời để bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học.
Ông Patrick Gilabert, đại diện của Liên hợp quốc tại Việt Nam cho biết, Liên hợp quốc đã kêu gọi các nước thành viên chống lại nạn buôn bán trái phép lâm sản. Ở Việt Nam, tổ chức này đã hợp tác chặt chẽ với Chính phủ trong việc thúc đẩy sử dụng bền vững tài nguyên thiên và nâng cao năng lực ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu.
Được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường đã được hoàn thiện một bước.
Sự ra đời của Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh học trong công tác bảo vệ môi trường nói chung. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường từ Trung ương tới địa phương được tăng cường. Ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường tạo được sự đồng thuận cao trong dư luận xã hội. Các giải pháp bảo vệ môi trường trong các dự án phát triển kinh tế - xã hội đã được quan tâm đầu tư thực hiện. Đã xuất hiện một số mô hình đô thị xanh, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất xanh, mô hình kinh tế sinh thái và bước đầu phát huy được những hiệu quả tích cực.
Tuy nhiên, cùng với tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công tác bảo vệ môi trường Việt Nam trong thời gian tới sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải không ngừng đổi mới tư duy, đổi mới cách làm với những giải pháp mang tính đột phá.
Phù hợp với xu thế chung của thế giới, ngay từ bây giờ, Việt Nam cần phải hướng tới xây dựng một nền kinh tế xanh, kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng năng lực nội sinh nhằm sử dụng và phát triển các công nghệ tiết kiệm tài nguyên, nguyên liệu, năng lượng, công nghệ thân thiện với môi trường, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.
Đó cũng chính là lời kêu gọi của Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon tại diễn đàn kinh tế ở Davos, Thụy Sỹ vừa qua, khi ông cho rằng: “Một nền kinh tế xanh là yếu tố quyết định cho một tương lai bền vững,” đồng thời, cảnh báo sự tiêu dùng lãng phí tài nguyên trong thế kỷ qua chính là “bản hiệp ước tự sát toàn cầu.”
Cũng tại Lễ míttinh, Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên đã trao Quyết định Công nhận hồ Ba Bể là vùng đất ngập nước quan trọng quốc tế cần được bảo tồn và phát triển (Ramsa) thứ 3 của Việt Nam vừa được UNESCO công nhận.
Gần 40 năm qua, Ngày Môi trường Thế giới 5/6 đã trở thành một trong những sự kiện môi trường quốc tế thường niên quan trọng, ngày càng thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế với sự tham gia hưởng ứng của hơn 100 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. /.
Trong bài phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên nhấn mạnh thế giới cũng đang phải đối mặt với một thực tế hết sức đáng quan ngại, đó là vấn đề biến đổi khí hậu, khai thác tài nguyên thiếu tính bền vững, suy giảm đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường.
Đất nước Việt Nam cũng không nằm ngoài thực tế đáng quan ngại đó. Một trong những nguyên nhân chính đó là nạn phá rừng và tình trạng suy thoái rừng đang diễn ra ngày càng trầm trọng. Theo tính toán, mỗi năm trên toàn cầu đã bị mất đi khoảng 2,5-4,5 nghìn tỷ USD do nạn phá rừng và suy thoái rừng, nhiều hơn thiệt hại của cuộc khủng hoảng tài chính đã diễn ra cách đây một vài năm.
Với chủ đề “Rừng: Giá trị cuộc sống từ thiên nhiên”, ngày Môi trường Thế giới năm nay đặc biệt quan tâm tới vị trí, vai trò của rừng đối với công cuộc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, cảnh báo về tình trạng phá rừng bừa bãi và nguy cơ suy thoái rừng đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, mà nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động của con người gây ra.
Con người sẽ phải gánh chịu những hậu quả khôn lường từ thiên nhiên nếu ngay bây giờ không có những biện pháp hữu hiệu và kịp thời để bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học.
Ông Patrick Gilabert, đại diện của Liên hợp quốc tại Việt Nam cho biết, Liên hợp quốc đã kêu gọi các nước thành viên chống lại nạn buôn bán trái phép lâm sản. Ở Việt Nam, tổ chức này đã hợp tác chặt chẽ với Chính phủ trong việc thúc đẩy sử dụng bền vững tài nguyên thiên và nâng cao năng lực ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu.
Được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường đã được hoàn thiện một bước.
Sự ra đời của Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh học trong công tác bảo vệ môi trường nói chung. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường từ Trung ương tới địa phương được tăng cường. Ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường tạo được sự đồng thuận cao trong dư luận xã hội. Các giải pháp bảo vệ môi trường trong các dự án phát triển kinh tế - xã hội đã được quan tâm đầu tư thực hiện. Đã xuất hiện một số mô hình đô thị xanh, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất xanh, mô hình kinh tế sinh thái và bước đầu phát huy được những hiệu quả tích cực.
Tuy nhiên, cùng với tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công tác bảo vệ môi trường Việt Nam trong thời gian tới sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải không ngừng đổi mới tư duy, đổi mới cách làm với những giải pháp mang tính đột phá.
Phù hợp với xu thế chung của thế giới, ngay từ bây giờ, Việt Nam cần phải hướng tới xây dựng một nền kinh tế xanh, kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng năng lực nội sinh nhằm sử dụng và phát triển các công nghệ tiết kiệm tài nguyên, nguyên liệu, năng lượng, công nghệ thân thiện với môi trường, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.
Đó cũng chính là lời kêu gọi của Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon tại diễn đàn kinh tế ở Davos, Thụy Sỹ vừa qua, khi ông cho rằng: “Một nền kinh tế xanh là yếu tố quyết định cho một tương lai bền vững,” đồng thời, cảnh báo sự tiêu dùng lãng phí tài nguyên trong thế kỷ qua chính là “bản hiệp ước tự sát toàn cầu.”
Cũng tại Lễ míttinh, Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên đã trao Quyết định Công nhận hồ Ba Bể là vùng đất ngập nước quan trọng quốc tế cần được bảo tồn và phát triển (Ramsa) thứ 3 của Việt Nam vừa được UNESCO công nhận.
Gần 40 năm qua, Ngày Môi trường Thế giới 5/6 đã trở thành một trong những sự kiện môi trường quốc tế thường niên quan trọng, ngày càng thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế với sự tham gia hưởng ứng của hơn 100 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. /.
Hoàng Nam (TTXVN/Vietnam+)