Ngày 20/8, tại Hà Nội, Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã có buổi làm việc với Giám đốc Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UDNP).
Đây là cuộc họp thường niên nhằm rà soát tình hình và thúc đẩy hợp tác giữa Bộ với UNDP.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Bộ rất ủng hộ và đồng tình với các dự án mà Chương trình Phát triển Liên hợp quốc hỗ trợ thực hiện. Để tiếp tục thực hiện các dự án hai bên cần xây dựng kế hoạch tổng thể, lồng ghép các dự án để tránh chồng chéo.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tiến tới việc hình thành những dự án liên lĩnh vực. Đặc biệt, theo nội dung của Nghị quyết 24 về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường,” Việt Nam sẽ phát triển theo mô hình kinh tế xanh.
Vì vậy, Thứ trưởng đề nghị UNDP tiếp tục hỗ trợ Bộ thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường, đồng thời giúp Việt Nam xây dựng bộ chỉ số để đo lường sự phát triển của đất nước theo hướng kinh tế xanh trong một tương lai gần.
Trong giai đoạn tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất 5 dự án. Trong đó, Viện Chiến lược Chính sách tài nguyên và môi trường đề xuất Dự án “Bảo tồn các khu đất ngập nước quan trọng và sinh cảnh liên kết” và Dự án “Tăng cường năng lực thực hiện Công ước Rio tại Việt Nam.”
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường đề xuất dự án “Tăng cường năng lực thực hiện chiến lược biến đổi khí hậu.” Tổng cục Môi trường đề xuất Dự án “Các điểm ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật” và Dự án “Đánh giá lợi ích chia sẻ các tài nguyên.”
Giám đốc Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam, bà Louise Chamberlain cho rằng tất cả các dự án đang đi đúng hướng và có thành tích đáng kể trong những năm qua, như xây dựng năng lực cho biến đổi khí hậu và các dự án về dioxin. Bên cạnh đó, đối với một số dự án còn đang triển khai, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam cần rút ngắn quá trình thời gian thẩm định và phê duyệt dự án; đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Trong tương lai, bên cạnh sự gia tăng của các dự án đang xây dựng, UNDP sẽ quan tâm đến các dự án mới trong các lĩnh vực như biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học.
Ngoài ra, nếu Bộ Tài nguyên và Môi trường có kế hoạch thực hiện một đối thoại về GEF6, bao gồm kiểm kê của chu kỳ GEF5 và phát triển một kế hoạch GEF6, UNDP sẽ xem xét và hỗ trợ kỹ thuật và tài chính-bà Louise Chamberlain nhấn mạnh.
UNDP là tổ chức quốc tế đã hỗ trợ Việt Nam thực hiện nhiều dự án thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Cho đến nay, giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và UNDP đã tiến hành 7 dự án.
Cụ thể, đó là các dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hóa chất bảo vệ thực vật POP tồn lưu tại Việt Nam”; “Dự án Trình diễn và thúc đẩy những kỹ thuật và phương thức tốt nhất thải y tế nhằm tránh phát thải những chất có chứa thủy ngân hay dioxin”; “Dự án Khắc phục trở ngại nhằm tăng cường hiệu quả xử lý các khu bảo tồn ở Việt Nam”; “Dự án Xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học của Việt Nam và lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học vào quy hoạch sử dụng đất tại địa phương”; “Dự án Xử lý ô nhiễm môi trường tại các điểm ô nhiễm nặng dioxin ở Việt Nam”; “Dự án Tăng cường năng lực quốc gia ứng phó với BĐKH nhằm giảm nhẹ tác động và kiểm soát phát thải khí nhà kính”./.
Đây là cuộc họp thường niên nhằm rà soát tình hình và thúc đẩy hợp tác giữa Bộ với UNDP.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Bộ rất ủng hộ và đồng tình với các dự án mà Chương trình Phát triển Liên hợp quốc hỗ trợ thực hiện. Để tiếp tục thực hiện các dự án hai bên cần xây dựng kế hoạch tổng thể, lồng ghép các dự án để tránh chồng chéo.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tiến tới việc hình thành những dự án liên lĩnh vực. Đặc biệt, theo nội dung của Nghị quyết 24 về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường,” Việt Nam sẽ phát triển theo mô hình kinh tế xanh.
Vì vậy, Thứ trưởng đề nghị UNDP tiếp tục hỗ trợ Bộ thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường, đồng thời giúp Việt Nam xây dựng bộ chỉ số để đo lường sự phát triển của đất nước theo hướng kinh tế xanh trong một tương lai gần.
Trong giai đoạn tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất 5 dự án. Trong đó, Viện Chiến lược Chính sách tài nguyên và môi trường đề xuất Dự án “Bảo tồn các khu đất ngập nước quan trọng và sinh cảnh liên kết” và Dự án “Tăng cường năng lực thực hiện Công ước Rio tại Việt Nam.”
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường đề xuất dự án “Tăng cường năng lực thực hiện chiến lược biến đổi khí hậu.” Tổng cục Môi trường đề xuất Dự án “Các điểm ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật” và Dự án “Đánh giá lợi ích chia sẻ các tài nguyên.”
Giám đốc Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam, bà Louise Chamberlain cho rằng tất cả các dự án đang đi đúng hướng và có thành tích đáng kể trong những năm qua, như xây dựng năng lực cho biến đổi khí hậu và các dự án về dioxin. Bên cạnh đó, đối với một số dự án còn đang triển khai, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam cần rút ngắn quá trình thời gian thẩm định và phê duyệt dự án; đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Trong tương lai, bên cạnh sự gia tăng của các dự án đang xây dựng, UNDP sẽ quan tâm đến các dự án mới trong các lĩnh vực như biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học.
Ngoài ra, nếu Bộ Tài nguyên và Môi trường có kế hoạch thực hiện một đối thoại về GEF6, bao gồm kiểm kê của chu kỳ GEF5 và phát triển một kế hoạch GEF6, UNDP sẽ xem xét và hỗ trợ kỹ thuật và tài chính-bà Louise Chamberlain nhấn mạnh.
UNDP là tổ chức quốc tế đã hỗ trợ Việt Nam thực hiện nhiều dự án thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Cho đến nay, giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và UNDP đã tiến hành 7 dự án.
Cụ thể, đó là các dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hóa chất bảo vệ thực vật POP tồn lưu tại Việt Nam”; “Dự án Trình diễn và thúc đẩy những kỹ thuật và phương thức tốt nhất thải y tế nhằm tránh phát thải những chất có chứa thủy ngân hay dioxin”; “Dự án Khắc phục trở ngại nhằm tăng cường hiệu quả xử lý các khu bảo tồn ở Việt Nam”; “Dự án Xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học của Việt Nam và lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học vào quy hoạch sử dụng đất tại địa phương”; “Dự án Xử lý ô nhiễm môi trường tại các điểm ô nhiễm nặng dioxin ở Việt Nam”; “Dự án Tăng cường năng lực quốc gia ứng phó với BĐKH nhằm giảm nhẹ tác động và kiểm soát phát thải khí nhà kính”./.
Lý Thanh Hương (TTXVN)