Theo mạng tin Bưu điện quốc gia ngày 8/9, có nhiều khả năng các nhóm khủng bố quốc tế đang tự trang bị các loại tên lửa phòng không tối tân và có độ chính xác cao bị quân đội Libya bỏ lại khi nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi chạy khỏi thủ đô Tripoli 2 tuần trước đây.
Các nhà nghiên cứu thuộc tổ chức Theo dõi nhân quyền cho rằng hàng chục và có thể hàng nghìn quả tên lửa đất đối không có vẻ như đã biến mất khỏi các kho vũ khí mà chính quyền ông Gaddafi bỏ lại ở Libya.
Trong khi đó, mọi loại vũ khí, từ tên lửa phòng không vác vai do Nga sản xuất, đến khí độc và nhiều loại vũ khí thông thường khác, vẫn không được canh giữ tại nhiều nơi ở Libya.
Ngày 7/9, ông Peter Bouckaert, Giám đốc phụ trách các tình huống khẩn cấp của tổ chức Theo dõi nhân quyền đã phát hiện ra một kho bỏ không tại Tripoli, trong đó nhiều thùng đựng tên lửa trống không, vứt rải rác trên nền nhà kho trong khi có các tài liệu cho thấy nơi đây từng chứa hàng nghìn quả tên lửa phòng không tối tân nhất do Nga sản xuất, đúng loại được các nhóm khủng bố khắp thế giới ưa chuộng.
Các nhà nghiên cứu ước tính ông Gaddafi dự trữ khoảng 20.000 quả tên lửa SA-24 do Nga sản xuất, loại tên lửa vác vai, giống tên lửa Stinger của Mỹ, có khả năng bắn hạ máy bay chiến đấu bay ở độ cao 3.352m.
Các lực lượng Libya cũng có kho dự trữ lớn các loại tên lửa SA-7 và SA-9 nhỏ hơn, có khả năng bắn hạ những mục tiêu có tốc độ bay và tầm cao thấp hơn.
Năm 2002, al-Qaeda đã dùng tên lửa SA-7 trong một nỗ lực bất thành nhằm bắn hạ một máy bay của Hàng không Ixraen trên bầu trời thành phố cảng Mombassa của Kenya.
Hầu hết các kho dự trữ tên lửa của Libya vẫn chưa được kiểm đếm và những thùng không tại một số kho chứa vũ khí cho thấy số vũ khí này có thể đã được đưa lậu ra khỏi Libya cùng với những người trung thành với ông Gaddafi.
Số vũ khí bị mất tích có khả năng tạo ra một cuộc khủng hoảng khủng bố toàn cầu mới. Chúng có thể được dùng để tái trang bị cho các thành viên al-Qaeda trên toàn cầu và có thể biến Bắc Phi thành một khu vực chiến tranh đầy chết chóc.
Cùng ngày 7/9, Ngoại trưởng Algeria Abdelkader Messahel khẳng định rằng các tay súng al-Qaeda ở nước ông đã "tăng cường hỏa lực bằng số vũ khí có nguồn gốc từ Libya." Còn Ngoại trưởng Nigiê Mohamed Bazoum thì cho rằng "khu vực đang biến thành một thùng thuốc súng."
Đã có những thông tin chưa được xác minh rằng một số tên lửa bị đánh cắp đã xuất hiện trên thị trường chợ đen tại Mali. Nhưng nhiều loại vũ khí thông thường như rốckét chống tăng, mìn và chất nổ, đang nằm rải rác khắp Libya, có thể đe dọa Bắc Phi nhiều nhất. Những kho đạn dược bị bỏ lại tại Libya có thể cung cấp vũ khí cho một cuộc chiến tranh du kích trong nhiều năm.
Chính các kho đạn pháo thời Liên Xô trước đây và mìn tại Irắc đã giúp cho những kẻ khủng bố Iraq chế tạo đủ bom xe, bom chôn trên đường để tiến hành một cuộc nổi dậy kéo dài đã 8 năm.
Những kho vũ khí bí mật cho đến nay chưa bị phát hiện tại Libya còn lớn, hiện đại và ít được bảo vệ hơn nhiều so với những kho vũ khí bí mật tại Iraq hay Afghanistan.
Trong 6 tháng qua, khi các máy bay NATO đánh bom tất cả các mục tiêu quân sự của Libya mà họ có thể phát hiện, những người trung thành với ông Gaddafi đã chuyển và giấu một lượng lớn vũ khí vào các nhà máy, nhà kho và nhà riêng để chuẩn bị vũ khí cho những người nổi dậy ủng hộ Gaddafi, những người có thể đã lập kế hoạch cho một cuộc nội chiến kéo dài. Nhưng có nhiều khả năng số vũ khí này có thể rơi vào tay giới tội phạm, buôn lậu và những kẻ khủng bố.
Ngày càng có nhiều người quan ngại rằng Libya được giải phóng có thể sớm trở thành một Iraq hậu chiến tranh, nhất là nếu những kẻ khủng bố có khả năng kiếm được những vũ khí bị bỏ lại./.
Các nhà nghiên cứu thuộc tổ chức Theo dõi nhân quyền cho rằng hàng chục và có thể hàng nghìn quả tên lửa đất đối không có vẻ như đã biến mất khỏi các kho vũ khí mà chính quyền ông Gaddafi bỏ lại ở Libya.
Trong khi đó, mọi loại vũ khí, từ tên lửa phòng không vác vai do Nga sản xuất, đến khí độc và nhiều loại vũ khí thông thường khác, vẫn không được canh giữ tại nhiều nơi ở Libya.
Ngày 7/9, ông Peter Bouckaert, Giám đốc phụ trách các tình huống khẩn cấp của tổ chức Theo dõi nhân quyền đã phát hiện ra một kho bỏ không tại Tripoli, trong đó nhiều thùng đựng tên lửa trống không, vứt rải rác trên nền nhà kho trong khi có các tài liệu cho thấy nơi đây từng chứa hàng nghìn quả tên lửa phòng không tối tân nhất do Nga sản xuất, đúng loại được các nhóm khủng bố khắp thế giới ưa chuộng.
Các nhà nghiên cứu ước tính ông Gaddafi dự trữ khoảng 20.000 quả tên lửa SA-24 do Nga sản xuất, loại tên lửa vác vai, giống tên lửa Stinger của Mỹ, có khả năng bắn hạ máy bay chiến đấu bay ở độ cao 3.352m.
Các lực lượng Libya cũng có kho dự trữ lớn các loại tên lửa SA-7 và SA-9 nhỏ hơn, có khả năng bắn hạ những mục tiêu có tốc độ bay và tầm cao thấp hơn.
Năm 2002, al-Qaeda đã dùng tên lửa SA-7 trong một nỗ lực bất thành nhằm bắn hạ một máy bay của Hàng không Ixraen trên bầu trời thành phố cảng Mombassa của Kenya.
Hầu hết các kho dự trữ tên lửa của Libya vẫn chưa được kiểm đếm và những thùng không tại một số kho chứa vũ khí cho thấy số vũ khí này có thể đã được đưa lậu ra khỏi Libya cùng với những người trung thành với ông Gaddafi.
Số vũ khí bị mất tích có khả năng tạo ra một cuộc khủng hoảng khủng bố toàn cầu mới. Chúng có thể được dùng để tái trang bị cho các thành viên al-Qaeda trên toàn cầu và có thể biến Bắc Phi thành một khu vực chiến tranh đầy chết chóc.
Cùng ngày 7/9, Ngoại trưởng Algeria Abdelkader Messahel khẳng định rằng các tay súng al-Qaeda ở nước ông đã "tăng cường hỏa lực bằng số vũ khí có nguồn gốc từ Libya." Còn Ngoại trưởng Nigiê Mohamed Bazoum thì cho rằng "khu vực đang biến thành một thùng thuốc súng."
Đã có những thông tin chưa được xác minh rằng một số tên lửa bị đánh cắp đã xuất hiện trên thị trường chợ đen tại Mali. Nhưng nhiều loại vũ khí thông thường như rốckét chống tăng, mìn và chất nổ, đang nằm rải rác khắp Libya, có thể đe dọa Bắc Phi nhiều nhất. Những kho đạn dược bị bỏ lại tại Libya có thể cung cấp vũ khí cho một cuộc chiến tranh du kích trong nhiều năm.
Chính các kho đạn pháo thời Liên Xô trước đây và mìn tại Irắc đã giúp cho những kẻ khủng bố Iraq chế tạo đủ bom xe, bom chôn trên đường để tiến hành một cuộc nổi dậy kéo dài đã 8 năm.
Những kho vũ khí bí mật cho đến nay chưa bị phát hiện tại Libya còn lớn, hiện đại và ít được bảo vệ hơn nhiều so với những kho vũ khí bí mật tại Iraq hay Afghanistan.
Trong 6 tháng qua, khi các máy bay NATO đánh bom tất cả các mục tiêu quân sự của Libya mà họ có thể phát hiện, những người trung thành với ông Gaddafi đã chuyển và giấu một lượng lớn vũ khí vào các nhà máy, nhà kho và nhà riêng để chuẩn bị vũ khí cho những người nổi dậy ủng hộ Gaddafi, những người có thể đã lập kế hoạch cho một cuộc nội chiến kéo dài. Nhưng có nhiều khả năng số vũ khí này có thể rơi vào tay giới tội phạm, buôn lậu và những kẻ khủng bố.
Ngày càng có nhiều người quan ngại rằng Libya được giải phóng có thể sớm trở thành một Iraq hậu chiến tranh, nhất là nếu những kẻ khủng bố có khả năng kiếm được những vũ khí bị bỏ lại./.
(TTXVN/Vietnam+)