Ngày 20/1, Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố các điều chỉnh chiến lược đối với "Kế hoạch hành động châu Phi" được hoạch định và thực hiện từ năm 2005 nhằm thúc đẩy hiệu quả hơn phát triển của châu lục Đen trong năm năm tới.
Phó Chủ tịch WB phụ trách khu vực châu Phi Obiageli Ezekwesili nhấn mạnh các điều chỉnh đối với "Kế hoạch hành động châu Phi" để xây dựng chiến lược mới "Tương lai của châu Phi và sự ủng hộ của WB" nhằm tăng cường sự tiếp cận và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác với châu Phi từ nay đến năm 2016 trên cơ sở các ý kiến tư vấn của hơn 2.000 học giả châu Phi và quốc tế tham gia tư vấn trực tiếp hoặc trực tuyến suốt tám tháng qua.
Các điều chỉnh mới này liên quan đến mỗi nước, các tiểu khu vực và toàn lục địa châu Phi cũng như các khu vực kinh tế công và tư, khả năng của các chính phủ châu Phi quản lý các nguồn tài nguyên, vai trò của các tổ chức kinh tế khu vực trong quá trình chuyển giao các giải pháp khu vực…
Châu Phi đã được đặt ở vị thế tốt nhất để quyết định các nhu cầu phát triển cũng như các can thiệp hỗ trợ cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm đói nghèo của mỗi nước châu Phi.
Nhà kinh tế chủ chốt của WB về châu Phi Shanta Devarajan, tác giả của chiến lược mới này, khẳng định chiến lược mới của WB đối với châu Phi nhằm đảm bảo các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng của châu Phi cùng với nguồn tri thức và kinh nghiệm phát triển của WB sẽ được phát huy tối đa và hiệu quả trong tiến trình đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế cũng như thúc đẩy tiềm năng châu Phi trở thành một cực tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu.
WB sẽ hỗ trợ châu Phi tăng cường đối tác thương mại Á-Phi, nâng cao lợi ích của châu Phi với vị thế của một địa chỉ kinh doanh hấp dẫn nhằm tăng sức cạnh tranh của châu Phi, thúc đẩy sự tham gia của các đối tác phi nhà nước như các tổ chức phi chính phủ, xã hội dân sự... vào việc xây dựng, thực hiện, giám sát và đánh giá các viện trợ phát triển đối với châu Phi.
Đồng thời, WB sẽ hỗ trợ châu Phi đẩy mạnh phát triển nông nghiệp nhằm cải thiện an ninh lương thực, xóa đói nghèo và tạo cơ hội để châu Phi tham gia thị trường lương thực toàn cầu, thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân vốn là động lực tạo việc làm đặc biệt cho thanh niên và phụ nữ.
Năm 2010, WB đã cam kết mức kỷ lục 11,5 tỷ USD viện trợ phát triển cho châu lục Đen./.
Phó Chủ tịch WB phụ trách khu vực châu Phi Obiageli Ezekwesili nhấn mạnh các điều chỉnh đối với "Kế hoạch hành động châu Phi" để xây dựng chiến lược mới "Tương lai của châu Phi và sự ủng hộ của WB" nhằm tăng cường sự tiếp cận và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác với châu Phi từ nay đến năm 2016 trên cơ sở các ý kiến tư vấn của hơn 2.000 học giả châu Phi và quốc tế tham gia tư vấn trực tiếp hoặc trực tuyến suốt tám tháng qua.
Các điều chỉnh mới này liên quan đến mỗi nước, các tiểu khu vực và toàn lục địa châu Phi cũng như các khu vực kinh tế công và tư, khả năng của các chính phủ châu Phi quản lý các nguồn tài nguyên, vai trò của các tổ chức kinh tế khu vực trong quá trình chuyển giao các giải pháp khu vực…
Châu Phi đã được đặt ở vị thế tốt nhất để quyết định các nhu cầu phát triển cũng như các can thiệp hỗ trợ cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm đói nghèo của mỗi nước châu Phi.
Nhà kinh tế chủ chốt của WB về châu Phi Shanta Devarajan, tác giả của chiến lược mới này, khẳng định chiến lược mới của WB đối với châu Phi nhằm đảm bảo các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng của châu Phi cùng với nguồn tri thức và kinh nghiệm phát triển của WB sẽ được phát huy tối đa và hiệu quả trong tiến trình đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế cũng như thúc đẩy tiềm năng châu Phi trở thành một cực tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu.
WB sẽ hỗ trợ châu Phi tăng cường đối tác thương mại Á-Phi, nâng cao lợi ích của châu Phi với vị thế của một địa chỉ kinh doanh hấp dẫn nhằm tăng sức cạnh tranh của châu Phi, thúc đẩy sự tham gia của các đối tác phi nhà nước như các tổ chức phi chính phủ, xã hội dân sự... vào việc xây dựng, thực hiện, giám sát và đánh giá các viện trợ phát triển đối với châu Phi.
Đồng thời, WB sẽ hỗ trợ châu Phi đẩy mạnh phát triển nông nghiệp nhằm cải thiện an ninh lương thực, xóa đói nghèo và tạo cơ hội để châu Phi tham gia thị trường lương thực toàn cầu, thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân vốn là động lực tạo việc làm đặc biệt cho thanh niên và phụ nữ.
Năm 2010, WB đã cam kết mức kỷ lục 11,5 tỷ USD viện trợ phát triển cho châu lục Đen./.
(TTXVN/Vietnam+)