WHO: Nguyên nhân lây nhiễm COVID-19 tại Italy vẫn là một bí ẩn

WHO lo ngại nhiều trường hợp nhiễm COVID-19 tại Italy không có lịch sử dịch tễ học rõ ràng, nhiều ca nhiễm không có mối liên hệ với Trung Quốc.
Khách du lịch đeo khẩu trang để phòng tránh lây nhiễm COVID-19 tại Rome, Italy, ngày 31/1/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Khách du lịch đeo khẩu trang để phòng tránh lây nhiễm COVID-19 tại Rome, Italy, ngày 31/1/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tờ La Repubblica của Italy dẫn phát biểu của Giám đốc phụ trách châu Âu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Hans Kluge ngày 22/2 cho biết nguyên nhân lây nhiễm chủng mới của virus corona gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại Italy vẫn là một bí ẩn, những bệnh nhân đã được xác định có mối liên hệ không chắc chắn với Trung Quốc.

Phát biểu tại cuộc họp giữa Văn phòng châu Âu của WHO với các chuyên gia của Bộ Y tế Italy và Vùng Lombardy, ông Hans Kluge nói: “Điều đáng lo ngại về tình hình dịch bệnh COVID-19 là không phải tất cả các trường hợp dương tính với COVID-19 có lịch sử dịch tễ học rõ ràng, như mối liên hệ thông qua các hoạt động du lịch tới Trung Quốc hoặc liên hệ với các trường hợp nhiễm bệnh trước đó.”

Ông cũng đánh giá cao những nỗ lực của chính quyền Italy trong việc ban hành các biện pháp khẩn cấp nhằm đối phó và kiểm soát tình hình dịch bệnh.

[Italy: Số người nhiễm bệnh COVID-19 vượt qua con số 100]

Trước đó, ngày 22/2, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng bày tỏ quan ngại về số ca nhiễm COVID-19 mà không có bất cứ liên kết dịch tễ rõ ràng nào, mặc dù số trường hợp nhiễm bệnh bên ngoài Trung Quốc vẫn tương đối thấp.

Trong một phát biểu trên mạng xã hội Twitter, ông Ghebreyesus cho biết các trường hợp không có mối liên kết dịch tễ rõ ràng bao gồm những người chưa từng du lịch tới Trung Quốc, cũng như chưa từng tiếp xúc với một ca nhiễm COVID-19 được xác nhận.

Trích dẫn các báo cáo, Tổng Giám đốc WHO nhấn mạnh virus COVID-19 vẫn ở thể nhẹ đối với 80% số các bệnh nhân, và ở tình trạng nghiêm trọng hoặc nguy kịch đối với 20% còn lại. Virus này gây tỷ lệ tử vong 2% trong số những trường hợp đã ghi nhận.

Trong một phát biểu ngày 21/2, nhà lãnh dạo WHO nhận định “chúng ta đang ở giai đoạn mà vẫn còn khả năng ngăn chặn dịch bệnh, nhưng cánh cửa cơ hội đang hẹp dần,” đồng thời cảnh báo rằng “dịch bệnh có thể bùng phát” nếu các nước không hành động nhanh chóng để phòng ngừa./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia sức khỏe khuyến nghị chỉ nên ăn từ 20–25 hạt hạnh nhân/ngày và uống đủ nước đi kèm. (Ảnh: iStock)

8 mối nguy tiềm ẩn khi lạm dụng hạnh nhân mỗi ngày

Hạnh nhân nổi tiếng là loại "hạt vàng” cho sức khỏe, nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng như rối loạn tiêu hóa, tăng cân, ngộ độc vitamin E và các vấn đề sức khỏe khác.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.