Kết thúc kỳ thi tốt nghiệp, các sỹ tử tìm nhiều cách xả hơi sau bao ngày miệt mài đèn sách ôn thi. Tuy nhiên, đó chỉ là những cách xả hơi chớp nhoáng như tụ tập bạn bè ăn uống, hát hò, đi du lịch ngắn ngày với gia đình, hay đơn giản chỉ là đá một trận bóng cho thỏa niềm đam mê sau bao ngày bị “treo giò” vì bận học…
Nói như thí sinh Nguyễn Thảo Anh: “Thả lỏng đầu óc một ngày hôm nay thôi, ngày mai sẽ lại quay về bài vở vì kỳ thi đại học đã cận kề rồi.”
"Xõa" tưng bừng
Cười tươi hớn hở, Nguyễn Văn Tùng, học sinh trường Trung học phổ thông Kim Liên chia sẻ, em không còn phải lo lắng gì cho kỳ thi tốt nghiệp. Dù cũng có những tiếc nuối trong quá trình làm bài, nhưng xem như đó là đợt tập dượt, rút kinh nghiệm cho kỳ thi đại học sắp tới.
Chia sẻ về kế hoạch sau thi, Tùng cười híp mắt trả lời: “Phải ‘xõa’ tưng bừng chứ ạ, hội bạn em đã hẹn nhau đá trận bóng giao lưu với lớp bên cạnh, sau đó thì đi ăn uống xả hơi luôn thể.”
Tùng cho hay, vốn đam mê đá bóng từ nhỏ, song những tháng qua những áp lực từ công việc học hành như “ngốn” hết thời gian của em.
“Trước đây cứ cuối tuần em và các bạn gặp gỡ trên sân cỏ, nhưng ròng rã trong những tháng ôn thi tốt nghiệp, hầu hết đều bị ‘treo giò’ vì phải tập trung ôn luyện. Thế nên, nhất quyết thi cử xong xuôi chúng em phải hẹn nhau đá giao lưu cho bõ những ngày không được chạm quả bóng, đỡ ngứa ngáy chân tay,” Tùng vui vẻ nói.
Có lẽ, chỉ những người có chung đam mê như Tùng mới hiểu được niềm vui khi được “thả phanh” thoải mái hò hét trên sân cỏ. “Cảm giác hoàn thành được một mục tiêu quan trọng và sau đó được làm điều mình mong muốn thì không có gì vui sướng hơn,” Tùng háo hức.
Không như Tùng, “niềm đam mê” của Nguyễn Thị Bích, học sinh trường Trung học phổ thông Nhân Chính (Thanh Xuân) lại là một trận… ngủ nướng thật thoải mái.
Bích cho biết, để có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông loại khá khi là một học sinh học lực trung bình, theo khối C, em phải dốc hết sức để học các môn “khó nhằn” như toán, hóa, sinh, ngoại ngữ. Vì thế, mấy ngày thi, dù hôm nào bố mẹ cũng nhắc ngủ sớm để thoải mái tinh thần, nhưng em vẫn không thể nào yên giấc vì lo lắng và áp lực căng thẳng về kỳ thi.
Bích bảo, với em, niềm khát khao lớn nhất bây giờ là được ngủ thật đã, thật ngon, không phải thức khuya, không phải dậy sớm, không phải giật mình tỉnh giấc giữa đêm vì câu này chưa thuộc, ý nọ chưa thông, chỉ ngủ và thả lỏng hoàn toàn bản thân.
Thấu hiểu được căng thẳng trong những ngày thi của các con, sau kỳ thi tốt nghiệp, các bậc phụ huynh cũng chọn cho con em mình cách nghỉ ngơi, thư giãn, bồi bổ sức khỏe và tâm lý thật thoải mái. Nhiều gia đình còn lên kế hoạch đưa các con đi nghỉ mát để lấy lại tinh thần chuẩn bị cho kỳ thi đại học sắp tới.
“Những ngày ôn luyện cháu cũng đã học rất vất vả, nhiều hôm 2-3 giờ sáng mới tắt đèn đi ngủ. Cháu thi xong, tôi đã chuẩn bị một bữa ăn thịnh soạn cho cả nhà xem như ăn mừng và sẽ đưa con đi nghỉ mát 2 ngày ở Hạ Long,” chị Minh, một phụ huynh học sinh tâm sự.
"Nghỉ nhiều sợ lại lười"
Tìm cách “giải nhiệt” sau kỳ thi tốt nghiệp, tuy nhiên các thí sinh đều cho biết, chỉ dám xả hơi… một ngày.
“Tối qua về nhà, em đã cất dọn hết sách vở, bàn sạch bong không còn quyển nào. Cảm giác thật thoải mái khi nhìn một cái bàn trống, không có quyển sách nào nghĩa là không phải lo lắng học hành gì," em Nguyễn Thị Bích cười tít mắt khoe.
Rồi mặt lại xị xuống, em bảo: "Nhưng mà tối nay chắc phải lôi ba môn văn, sử, địa ra để… chiến đấu."
Bích cho biết, học ban C, khối lượng kiến thức rất lớn, toàn môn phải học thuộc nên cần nhiều thời gian, trong khi kỳ thi đại học đã cận kề. Vì thế, em chỉ dám nghỉ một ngày.
Nhưng không chỉ các sĩ tử khối C, gấp rút trở lại với việc ôn thi đại học là tâm lý chung của hầu hết các thí sinh.
Em Nguyễn Văn Tùng cho biết, lớp học thêm của em ở trung tâm luyện thi chỉ nghỉ nốt ngày hôm nay nữa. Ngày mai, em sẽ quay trở lại với guồng ôn tập. “Nghỉ nhiều sợ lại lười không muốn học. Em thi khối A, tính ra, chỉ còn 28 ngày, chưa đầy một tháng nữa là phải bước vào trận chiến “vượt vũ môn” rồi,” Tùng lo lắng nói.
Cũng theo Tùng, do đã kết thúc thi tốt nghiệp, không phải học ở trường nữa nên em dự kiến sẽ tăng buổi tại trung tâm để “chạy nước rút” cho kỳ thi đại học sắp tới.
Không chỉ học sinh mà sức nóng của kỳ thi đại học cũng khiến các bậc phụ huynh nhấp nhổm không yên. Nhiều phụ huynh đã liên hệ tìm lớp, người có điều kiện thì tìm thầy cô kèm cặp riêng con mình trong tháng cuối.
Chị Thu, một phụ huynh cho biết, thời điểm “nóng” này, tìm được thầy cô giỏi kèm các con không hề dễ và rẻ. Mỗi buổi cũng gần 500.000 đồng để thầy cô đến tận nhà kèm riêng mỗi cháu (tính theo giờ là 170.000-180.000 đồng/tiếng). Nhưng để kịp “nhồi nhét” kiến thức, chị cũng cố gắng đầu tư cho con học.
Theo lịch thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm nay sẽ bắt đầu sau gần một tháng nũa, từ ngày 4/7 đến hết ngày 16/7/2013, chia làm ba đợt thi, hai đợt cho bậc đại học và một đợt cho bậc cao đẳng./.
Nói như thí sinh Nguyễn Thảo Anh: “Thả lỏng đầu óc một ngày hôm nay thôi, ngày mai sẽ lại quay về bài vở vì kỳ thi đại học đã cận kề rồi.”
"Xõa" tưng bừng
Cười tươi hớn hở, Nguyễn Văn Tùng, học sinh trường Trung học phổ thông Kim Liên chia sẻ, em không còn phải lo lắng gì cho kỳ thi tốt nghiệp. Dù cũng có những tiếc nuối trong quá trình làm bài, nhưng xem như đó là đợt tập dượt, rút kinh nghiệm cho kỳ thi đại học sắp tới.
Chia sẻ về kế hoạch sau thi, Tùng cười híp mắt trả lời: “Phải ‘xõa’ tưng bừng chứ ạ, hội bạn em đã hẹn nhau đá trận bóng giao lưu với lớp bên cạnh, sau đó thì đi ăn uống xả hơi luôn thể.”
Tùng cho hay, vốn đam mê đá bóng từ nhỏ, song những tháng qua những áp lực từ công việc học hành như “ngốn” hết thời gian của em.
“Trước đây cứ cuối tuần em và các bạn gặp gỡ trên sân cỏ, nhưng ròng rã trong những tháng ôn thi tốt nghiệp, hầu hết đều bị ‘treo giò’ vì phải tập trung ôn luyện. Thế nên, nhất quyết thi cử xong xuôi chúng em phải hẹn nhau đá giao lưu cho bõ những ngày không được chạm quả bóng, đỡ ngứa ngáy chân tay,” Tùng vui vẻ nói.
Có lẽ, chỉ những người có chung đam mê như Tùng mới hiểu được niềm vui khi được “thả phanh” thoải mái hò hét trên sân cỏ. “Cảm giác hoàn thành được một mục tiêu quan trọng và sau đó được làm điều mình mong muốn thì không có gì vui sướng hơn,” Tùng háo hức.
Không như Tùng, “niềm đam mê” của Nguyễn Thị Bích, học sinh trường Trung học phổ thông Nhân Chính (Thanh Xuân) lại là một trận… ngủ nướng thật thoải mái.
Bích cho biết, để có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông loại khá khi là một học sinh học lực trung bình, theo khối C, em phải dốc hết sức để học các môn “khó nhằn” như toán, hóa, sinh, ngoại ngữ. Vì thế, mấy ngày thi, dù hôm nào bố mẹ cũng nhắc ngủ sớm để thoải mái tinh thần, nhưng em vẫn không thể nào yên giấc vì lo lắng và áp lực căng thẳng về kỳ thi.
Bích bảo, với em, niềm khát khao lớn nhất bây giờ là được ngủ thật đã, thật ngon, không phải thức khuya, không phải dậy sớm, không phải giật mình tỉnh giấc giữa đêm vì câu này chưa thuộc, ý nọ chưa thông, chỉ ngủ và thả lỏng hoàn toàn bản thân.
Thấu hiểu được căng thẳng trong những ngày thi của các con, sau kỳ thi tốt nghiệp, các bậc phụ huynh cũng chọn cho con em mình cách nghỉ ngơi, thư giãn, bồi bổ sức khỏe và tâm lý thật thoải mái. Nhiều gia đình còn lên kế hoạch đưa các con đi nghỉ mát để lấy lại tinh thần chuẩn bị cho kỳ thi đại học sắp tới.
“Những ngày ôn luyện cháu cũng đã học rất vất vả, nhiều hôm 2-3 giờ sáng mới tắt đèn đi ngủ. Cháu thi xong, tôi đã chuẩn bị một bữa ăn thịnh soạn cho cả nhà xem như ăn mừng và sẽ đưa con đi nghỉ mát 2 ngày ở Hạ Long,” chị Minh, một phụ huynh học sinh tâm sự.
"Nghỉ nhiều sợ lại lười"
Tìm cách “giải nhiệt” sau kỳ thi tốt nghiệp, tuy nhiên các thí sinh đều cho biết, chỉ dám xả hơi… một ngày.
“Tối qua về nhà, em đã cất dọn hết sách vở, bàn sạch bong không còn quyển nào. Cảm giác thật thoải mái khi nhìn một cái bàn trống, không có quyển sách nào nghĩa là không phải lo lắng học hành gì," em Nguyễn Thị Bích cười tít mắt khoe.
Rồi mặt lại xị xuống, em bảo: "Nhưng mà tối nay chắc phải lôi ba môn văn, sử, địa ra để… chiến đấu."
Bích cho biết, học ban C, khối lượng kiến thức rất lớn, toàn môn phải học thuộc nên cần nhiều thời gian, trong khi kỳ thi đại học đã cận kề. Vì thế, em chỉ dám nghỉ một ngày.
Nhưng không chỉ các sĩ tử khối C, gấp rút trở lại với việc ôn thi đại học là tâm lý chung của hầu hết các thí sinh.
Em Nguyễn Văn Tùng cho biết, lớp học thêm của em ở trung tâm luyện thi chỉ nghỉ nốt ngày hôm nay nữa. Ngày mai, em sẽ quay trở lại với guồng ôn tập. “Nghỉ nhiều sợ lại lười không muốn học. Em thi khối A, tính ra, chỉ còn 28 ngày, chưa đầy một tháng nữa là phải bước vào trận chiến “vượt vũ môn” rồi,” Tùng lo lắng nói.
Cũng theo Tùng, do đã kết thúc thi tốt nghiệp, không phải học ở trường nữa nên em dự kiến sẽ tăng buổi tại trung tâm để “chạy nước rút” cho kỳ thi đại học sắp tới.
Không chỉ học sinh mà sức nóng của kỳ thi đại học cũng khiến các bậc phụ huynh nhấp nhổm không yên. Nhiều phụ huynh đã liên hệ tìm lớp, người có điều kiện thì tìm thầy cô kèm cặp riêng con mình trong tháng cuối.
Chị Thu, một phụ huynh cho biết, thời điểm “nóng” này, tìm được thầy cô giỏi kèm các con không hề dễ và rẻ. Mỗi buổi cũng gần 500.000 đồng để thầy cô đến tận nhà kèm riêng mỗi cháu (tính theo giờ là 170.000-180.000 đồng/tiếng). Nhưng để kịp “nhồi nhét” kiến thức, chị cũng cố gắng đầu tư cho con học.
Theo lịch thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm nay sẽ bắt đầu sau gần một tháng nũa, từ ngày 4/7 đến hết ngày 16/7/2013, chia làm ba đợt thi, hai đợt cho bậc đại học và một đợt cho bậc cao đẳng./.
Nhóm PV (Vietnam+)