Với kim ngạch xuất khẩu đạt 4,8 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm trước, dệt may tiếp tục vượt qua dầu thô khẳng định vị trí dẫn đầu trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Hơn thế, nhiều thị trường mới đã được khai thông và các doanh nghiệp dệt may trong nước còn tự tin quay trở lại chinh phục thị trường nội địa.
Duy trì vị trí số 1
Là mặt hàng xuất khẩu dẫn đầu, mặt hàng dệt may của nước ta đang dần chiếm lĩnh các thị trường quốc tế. Số liệu thống kê hải quan nhiều năm qua cho thấy, chu kỳ xuất khẩu của hàng dệt may thường bắt đầu tăng trưởng vào quý 2 và đạt mức cao nhất vào quý 3.
Theo ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas): Trong tháng 6/2010, dệt may đã bứt phá trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn nhất đạt 800-850 triệu USD, đưa kim ngạch chung 6 tháng đầu năm 2010 ước đạt 4,8-4,85 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2009 (là 4,08 tỷ USD). Như vậy, dệt may đã vượt qua nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn thứ 2 là dầu thô tới gần 1,7 tỷ USD.
Trong số các thị trường truyền thống, Hoa Kỳ vẫn duy trì ngôi vị thị trường xuất khẩu hàng đầu của dệt may Việt Nam và đạt 2,217 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, tăng 23,8% so với cùng kỳ 2009 (tăng 426 triệu USD về số tuyệt đối); tiếp đến là thị trường Nhật Bản cũng tăng khoảng 12%.
Bên cạnh các thị trường truyền thống, thời gian qua, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các thị trường mới như Đài Loan, Hàn Quốc và các thị trường khu vực ASEAN đều có mức tăng đáng kể.
Với mức tăng trưởng này, sản phẩm dệt may của Việt Nam hiện chiếm khoảng 2,7% thị phần sản phẩm dệt may trên thị trường thế giới. Riêng tại thị trường Mỹ và Nhật Bản, Việt Nam chỉ đứng thứ hai sau Trung Quốc với thị phần tương ứng là 7,4% và 4%.
Cũng theo ông Ân, điều đáng mừng là tại thời điểm này hầu hết doanh nghiệp dệt may đều ký được nhiều đơn hàng hơn so với cùng kỳ năm trước, nhất là đơn giá sản phẩm đã tăng lên đáng kể so với những đơn hàng trong năm 2008 và 2009, khoảng 10% so với giữa năm 2009.
Sẽ về đích đúng hẹn
Điểm mạnh của ngành dệt may trong 6 tháng đầu năm không chỉ ở kết quả xuất khẩu khả quan mà chính là việc các doanh nghiệp trong nước quay về chinh phục thị trường nội địa. Cùng với việc triển khai chương trình xúc tiến thị trường thương mại nội địa với nhiều hệ thống siêu thị bán hàng trực tiếp, các doanh nghiệp còn mở rộng kênh phân phối bán sỉ, bán lẻ, đưa hàng về nông thôn.
Chỉ tính riêng hệ thống siêu thị của Tập đoàn Dệt may Việt Nam, với hàng chục ngàn mặt hàng do các doanh nghiệp trong nước sản xuất đã thu hút từ vài trăm đến cả ngàn lượt người đến mua hàng mỗi ngày/một siêu thị, doanh thu bình quân một số siêu thị lớn đạt khoảng 300 triệu/ngày.
Nhiều doanh nghiệp như May 10, Nhà Bè, Việt Tiến, Thăng Long… đã mở thêm các cửa hàng bán sản phẩm, may đo theo nhu cầu khách hàng, đầu tư các cửa hàng bán sản phẩm cao cấp cho người Việt; liên kết với các doanh nghiệp phân phối để thực hiện chuỗi cửa hàng dệt may Việt Nam với cách bày trí nổi bật, bắt mắt.
Ông Lê Quốc Ân khẳng định, các doanh nghiệp dệt may đang phát triển rất tốt ở thị trường nội địa với mức tăng trưởng từ 15%-18%. Bởi thế, dù xuất khẩu và sản xuất bị suy giảm ở một số thị trường, nhưng nhờ có chính sách kịp thời, các doanh nghiệp vẫn đi vững bằng hai chân và giữ được mức tăng trưởng chung cao hơn cùng kỳ năm trước.
Cũng theo ông Ân, hiện Tập đoàn Dệt may Việt Nam đang thực hiện nhiều chương trình đầu tư nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa cho các sản phẩm xuất khẩu bằng việc đầu tư sản xuất bông ở trang trại và dự tính sẽ xây thêm 2 khu công nghiệp dệt nhuộm tại Trà Vinh và Thái Bình.
Bên cạnh đó, ngành dệt may còn thực hiện tái cơ cấu, dịch chuyển sản xuất về những địa phương có lao động để ổn định sản xuất, tiết kiệm chi phí, sản xuất những sản phẩm chất lượng cao, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm để tăng sức cạnh tranh.
Với mức tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm và những tính toán về đơn hàng cũng như thị trường, Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhận định, ngành dệt may nhiều khả năng sẽ hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 10,5 tỷ USD trong năm nay./.
Hơn thế, nhiều thị trường mới đã được khai thông và các doanh nghiệp dệt may trong nước còn tự tin quay trở lại chinh phục thị trường nội địa.
Duy trì vị trí số 1
Là mặt hàng xuất khẩu dẫn đầu, mặt hàng dệt may của nước ta đang dần chiếm lĩnh các thị trường quốc tế. Số liệu thống kê hải quan nhiều năm qua cho thấy, chu kỳ xuất khẩu của hàng dệt may thường bắt đầu tăng trưởng vào quý 2 và đạt mức cao nhất vào quý 3.
Theo ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas): Trong tháng 6/2010, dệt may đã bứt phá trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn nhất đạt 800-850 triệu USD, đưa kim ngạch chung 6 tháng đầu năm 2010 ước đạt 4,8-4,85 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2009 (là 4,08 tỷ USD). Như vậy, dệt may đã vượt qua nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn thứ 2 là dầu thô tới gần 1,7 tỷ USD.
Trong số các thị trường truyền thống, Hoa Kỳ vẫn duy trì ngôi vị thị trường xuất khẩu hàng đầu của dệt may Việt Nam và đạt 2,217 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, tăng 23,8% so với cùng kỳ 2009 (tăng 426 triệu USD về số tuyệt đối); tiếp đến là thị trường Nhật Bản cũng tăng khoảng 12%.
Bên cạnh các thị trường truyền thống, thời gian qua, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các thị trường mới như Đài Loan, Hàn Quốc và các thị trường khu vực ASEAN đều có mức tăng đáng kể.
Với mức tăng trưởng này, sản phẩm dệt may của Việt Nam hiện chiếm khoảng 2,7% thị phần sản phẩm dệt may trên thị trường thế giới. Riêng tại thị trường Mỹ và Nhật Bản, Việt Nam chỉ đứng thứ hai sau Trung Quốc với thị phần tương ứng là 7,4% và 4%.
Cũng theo ông Ân, điều đáng mừng là tại thời điểm này hầu hết doanh nghiệp dệt may đều ký được nhiều đơn hàng hơn so với cùng kỳ năm trước, nhất là đơn giá sản phẩm đã tăng lên đáng kể so với những đơn hàng trong năm 2008 và 2009, khoảng 10% so với giữa năm 2009.
Sẽ về đích đúng hẹn
Điểm mạnh của ngành dệt may trong 6 tháng đầu năm không chỉ ở kết quả xuất khẩu khả quan mà chính là việc các doanh nghiệp trong nước quay về chinh phục thị trường nội địa. Cùng với việc triển khai chương trình xúc tiến thị trường thương mại nội địa với nhiều hệ thống siêu thị bán hàng trực tiếp, các doanh nghiệp còn mở rộng kênh phân phối bán sỉ, bán lẻ, đưa hàng về nông thôn.
Chỉ tính riêng hệ thống siêu thị của Tập đoàn Dệt may Việt Nam, với hàng chục ngàn mặt hàng do các doanh nghiệp trong nước sản xuất đã thu hút từ vài trăm đến cả ngàn lượt người đến mua hàng mỗi ngày/một siêu thị, doanh thu bình quân một số siêu thị lớn đạt khoảng 300 triệu/ngày.
Nhiều doanh nghiệp như May 10, Nhà Bè, Việt Tiến, Thăng Long… đã mở thêm các cửa hàng bán sản phẩm, may đo theo nhu cầu khách hàng, đầu tư các cửa hàng bán sản phẩm cao cấp cho người Việt; liên kết với các doanh nghiệp phân phối để thực hiện chuỗi cửa hàng dệt may Việt Nam với cách bày trí nổi bật, bắt mắt.
Ông Lê Quốc Ân khẳng định, các doanh nghiệp dệt may đang phát triển rất tốt ở thị trường nội địa với mức tăng trưởng từ 15%-18%. Bởi thế, dù xuất khẩu và sản xuất bị suy giảm ở một số thị trường, nhưng nhờ có chính sách kịp thời, các doanh nghiệp vẫn đi vững bằng hai chân và giữ được mức tăng trưởng chung cao hơn cùng kỳ năm trước.
Cũng theo ông Ân, hiện Tập đoàn Dệt may Việt Nam đang thực hiện nhiều chương trình đầu tư nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa cho các sản phẩm xuất khẩu bằng việc đầu tư sản xuất bông ở trang trại và dự tính sẽ xây thêm 2 khu công nghiệp dệt nhuộm tại Trà Vinh và Thái Bình.
Bên cạnh đó, ngành dệt may còn thực hiện tái cơ cấu, dịch chuyển sản xuất về những địa phương có lao động để ổn định sản xuất, tiết kiệm chi phí, sản xuất những sản phẩm chất lượng cao, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm để tăng sức cạnh tranh.
Với mức tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm và những tính toán về đơn hàng cũng như thị trường, Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhận định, ngành dệt may nhiều khả năng sẽ hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 10,5 tỷ USD trong năm nay./.
Đức Duy (Vietnam+)