Phải gồng mình đối mặt tình trạng thiếu nguyên liệu, khó khăn về vốn, thậm chí đình đốn trong sản xuất, nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản cũng phải thay đổi kế hoạch kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm và chuyển hướng thị trường xuất khẩu.
Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu thủy sản 8 tháng đầu năm đạt 4 tỷ USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2011.
Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 19,8% thị phần, tiếp theo là Nhật Bản (17,5%) và Hàn Quốc (8,2%). Với xu hướng tăng nhu cầu nhập khẩu vào các tháng cuối năm, các mặt hàng chủ lực như tôm, cá tra... được kỳ vọng sẽ có nhiều bứt phá trong thời gian tới.
So với cùng kỳ năm ngoái, thị trường EU vẫn tiếp tục phải chứng kiến sự sụt giảm. Tính chung 7 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu thủy sản sang EU đạt gần 653 triệu USD, giảm 12,7%. EU đã phải nhường ngôi vị quán quân vẫn giữ vững trong nhiều năm gần đây cho thị trường Mỹ.
Tại thị trường Mỹ, tuy mức tăng cũng thấp hơn so với 3 năm trở lại đây, nhưng nhờ gần như liên tục tăng trưởng trong 7 tháng đầu năm nên thị trường Mỹ đã vươn lên dẫn đầu về nhập khẩu thủy sản Việt Nam, đạt giá trị 690 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhìn chung, xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản tăng trưởng khả quan, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam đang mất khả năng cạnh tranh tại thị trường này. Từ giữa tháng 5/2012, Việt Nam bị áp đặt rào cản kỹ thuật kiểm tra Ethoxyquin trong sản phẩm tôm với mức quá thấp (0,01 ppm), trong khi các nước xuất khẩu khác không gặp trở ngại này.
Tình hình xuất khẩu tôm từ đầu năm đến nay cho thấy, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam dường như không thể cố gắng hơn tại thị trường EU và Mỹ vì trong những tháng gần đây giá trị xuất khẩu tôm sang các thị trường này liên tục sụt giảm.
Trong bảy tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 1,2 tỷ USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2011. Do đó, tuy phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ khác như Ấn Độ, Thái Lan hay Indonesia nhưng nhu cầu thủy sản của Nhật Bản vẫn cao, vẫn là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp của Việt Nam . Đặc biệt, Nhật Bản vẫn là thị trường nhập khẩu tôm lớn, phân khúc rộng, cạnh tranh mà giá xuất khẩu cũng cao hơn các thị trường khác.
Đối với sản xuất trong nước, trong thời gian tới, tôm nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu sẽ bớt căng thẳng hơn do vào vụ thu hoạch tôm. Ở vùng bán đảo Cà Mau giá tôm nguyên liệu đã có xu hướng tăng trở lại sau một thời gian dài rớt giá mạnh. Giá tôm sú hiện đã trở lại mức 205.000-210.000 đồng/kg (loại 20 con/kg), tăng khoảng 20.000 đồng/kg so với hồi trung tuần tháng 7. Tôm sú nguyên liệu loại 30-40 con/kg cũng tăng thêm 5.000 đồng/kg, đạt mức tương ứng là 120.000-115.000 đồng/kg. Tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg có giá 75.000 đồng/kg, tăng thêm 4.000 đồng/kg. Với nhu cầu nhập hàng tăng cao tại nhiều nước để chuẩn bị cho tiêu thụ cuối năm, hi vọng hoạt động sản xuất, chế biến xuất khẩu mặt hàng này sẽ được thúc đẩy.
Về mặt hàng cá tra, từ đầu năm đến nay, sản xuất và xuất khẩu cá tra bị chi phối mạnh bởi hai yếu tố thiếu vốn và sự sụt giảm của thị trường châu Âu. Bảy tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra chỉ tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 991 triệu USD. Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản (Vasep), từ cuối quý II và sẽ tiếp diễn trong quý 3, xuất khẩu cá tra tăng trưởng mạnh tại hầu hết các thị trường, bao gồm các thị trường lớn như Mỹ (tăng 27-30%), ASEAN (30-40%), Trung Quốc (40-60%)…
Với chất lượng và giá cả phù hợp, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế tại nhiều nước cùng với những tác động tích cực của thị trường nhập khẩu và trong nước, dự báo giá trị xuất khẩu cá tra trong quý 3 dự báo sẽ đạt cao nhất so với các quý trong năm. Có lẽ bởi vậy, giá cá nguyên liệu đã tăng trở lại và sẽ đạt mức 24.000-25.000 đồng/kg vào cuối quý 3. Tuy nhiên, nguyên liệu cá tra trong quý III sẽ thiếu hụt khoảng 30% so với nhu cầu chế biến do có nhiều diện tích nuôi cá đã giảm hoặc chậm thả nuôi lại trong thời gian qua.
Xét về cơ cấu sản phẩm, tuy giá trị xuất khẩu các sản phẩm hải sản không lớn như hai mặt hàng chủ lực là tôm và cá tra nhưng cũng chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Đặc biệt là cá ngừ, vẫn là sản phẩm có giá trị xuất khẩu khả quan. Xuất khẩu cá ngừ 7 tháng đạt 343 triệu USD, tăng 48,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhiều thị trường đã có mức tăng trưởng khá ấn tượng như Mexico (472%), Tunisia (274%), Italy (127%)... Thị trường tiêu biểu có mức tăng trưởng giá trị rất cao tới 1468% so với cùng kỳ năm 2011 về nhập khẩu cá ngừ Việt Nam từ đầu năm đến nay là Hàn Quốc. Tuy nhiên, Mỹ hiện vẫn là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam.
Dự báo, nhu cầu tiêu thụ cá ngừ trên thị trường thế giới sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, song do việc áp dụng các biện pháp hạn chế khai thác cá ngừ tại một số vùng biển trên thế giới nên mặt hàng này hiện đang và sẽ tiếp tục ở trong tình trạng cầu cao hơn cung. Đây sẽ là cơ hội cho sản phẩm cá ngừ Việt Nam . Khối lượng cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam năm 2012 có thể tăng gấp đôi so với năm 2011 do sản lượng cá ngừ khai thác nội địa đạt khá như Bình Định đến nay đã đạt trên 7.100 tấn, Phú Yên 6.000 tấn, Khánh Hòa 1.000 tấn.
Ngoài ra, một số sản phẩm thủy sản khác như mực, bạch tuộc; nhuyễn thể; cua, ghẹ và giáp xác.... cũng có sự gia tăng về kim ngạch xuất khẩu với sự tăng trưởng tương ứng là 12%, 9%, 14%.... góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Tuy vậy, cuộc làm việc mới đây của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát với Vasep cho thấy vẫn còn rất nhiều khó khăn mà lĩnh vực chế biến xuất khẩu thủy sản đang cần sớm tháo gỡ.
Đó là những kiến nghị thay đổi một số quy định về kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu; đấu tranh quốc tế đối với vấn đề kiểm soát Ethoxyquin và kháng sinh khi xuất khẩu vào Nhật Bản; khả năng tiếp cận vốn và quy định lãi suất của ngân hàng; qui định áp mã HS và tên Latinh sản phẩm không chính xác; điều chỉnh quy định mức phí kiểm dịch lô hàng thủy sản nhập khẩu; xếp mặt hàng bao bì PE bao gói hàng xuất khẩu vào đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường; những khó khăn khi thực hiện Thông tư 01/2012 của Bộ Tài chính về thông quan hàng hóa nhập khẩu phải kiểm dịch./.
Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu thủy sản 8 tháng đầu năm đạt 4 tỷ USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2011.
Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 19,8% thị phần, tiếp theo là Nhật Bản (17,5%) và Hàn Quốc (8,2%). Với xu hướng tăng nhu cầu nhập khẩu vào các tháng cuối năm, các mặt hàng chủ lực như tôm, cá tra... được kỳ vọng sẽ có nhiều bứt phá trong thời gian tới.
So với cùng kỳ năm ngoái, thị trường EU vẫn tiếp tục phải chứng kiến sự sụt giảm. Tính chung 7 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu thủy sản sang EU đạt gần 653 triệu USD, giảm 12,7%. EU đã phải nhường ngôi vị quán quân vẫn giữ vững trong nhiều năm gần đây cho thị trường Mỹ.
Tại thị trường Mỹ, tuy mức tăng cũng thấp hơn so với 3 năm trở lại đây, nhưng nhờ gần như liên tục tăng trưởng trong 7 tháng đầu năm nên thị trường Mỹ đã vươn lên dẫn đầu về nhập khẩu thủy sản Việt Nam, đạt giá trị 690 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhìn chung, xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản tăng trưởng khả quan, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam đang mất khả năng cạnh tranh tại thị trường này. Từ giữa tháng 5/2012, Việt Nam bị áp đặt rào cản kỹ thuật kiểm tra Ethoxyquin trong sản phẩm tôm với mức quá thấp (0,01 ppm), trong khi các nước xuất khẩu khác không gặp trở ngại này.
Tình hình xuất khẩu tôm từ đầu năm đến nay cho thấy, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam dường như không thể cố gắng hơn tại thị trường EU và Mỹ vì trong những tháng gần đây giá trị xuất khẩu tôm sang các thị trường này liên tục sụt giảm.
Trong bảy tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 1,2 tỷ USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2011. Do đó, tuy phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ khác như Ấn Độ, Thái Lan hay Indonesia nhưng nhu cầu thủy sản của Nhật Bản vẫn cao, vẫn là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp của Việt Nam . Đặc biệt, Nhật Bản vẫn là thị trường nhập khẩu tôm lớn, phân khúc rộng, cạnh tranh mà giá xuất khẩu cũng cao hơn các thị trường khác.
Đối với sản xuất trong nước, trong thời gian tới, tôm nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu sẽ bớt căng thẳng hơn do vào vụ thu hoạch tôm. Ở vùng bán đảo Cà Mau giá tôm nguyên liệu đã có xu hướng tăng trở lại sau một thời gian dài rớt giá mạnh. Giá tôm sú hiện đã trở lại mức 205.000-210.000 đồng/kg (loại 20 con/kg), tăng khoảng 20.000 đồng/kg so với hồi trung tuần tháng 7. Tôm sú nguyên liệu loại 30-40 con/kg cũng tăng thêm 5.000 đồng/kg, đạt mức tương ứng là 120.000-115.000 đồng/kg. Tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg có giá 75.000 đồng/kg, tăng thêm 4.000 đồng/kg. Với nhu cầu nhập hàng tăng cao tại nhiều nước để chuẩn bị cho tiêu thụ cuối năm, hi vọng hoạt động sản xuất, chế biến xuất khẩu mặt hàng này sẽ được thúc đẩy.
Về mặt hàng cá tra, từ đầu năm đến nay, sản xuất và xuất khẩu cá tra bị chi phối mạnh bởi hai yếu tố thiếu vốn và sự sụt giảm của thị trường châu Âu. Bảy tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra chỉ tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 991 triệu USD. Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản (Vasep), từ cuối quý II và sẽ tiếp diễn trong quý 3, xuất khẩu cá tra tăng trưởng mạnh tại hầu hết các thị trường, bao gồm các thị trường lớn như Mỹ (tăng 27-30%), ASEAN (30-40%), Trung Quốc (40-60%)…
Với chất lượng và giá cả phù hợp, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế tại nhiều nước cùng với những tác động tích cực của thị trường nhập khẩu và trong nước, dự báo giá trị xuất khẩu cá tra trong quý 3 dự báo sẽ đạt cao nhất so với các quý trong năm. Có lẽ bởi vậy, giá cá nguyên liệu đã tăng trở lại và sẽ đạt mức 24.000-25.000 đồng/kg vào cuối quý 3. Tuy nhiên, nguyên liệu cá tra trong quý III sẽ thiếu hụt khoảng 30% so với nhu cầu chế biến do có nhiều diện tích nuôi cá đã giảm hoặc chậm thả nuôi lại trong thời gian qua.
Xét về cơ cấu sản phẩm, tuy giá trị xuất khẩu các sản phẩm hải sản không lớn như hai mặt hàng chủ lực là tôm và cá tra nhưng cũng chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Đặc biệt là cá ngừ, vẫn là sản phẩm có giá trị xuất khẩu khả quan. Xuất khẩu cá ngừ 7 tháng đạt 343 triệu USD, tăng 48,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhiều thị trường đã có mức tăng trưởng khá ấn tượng như Mexico (472%), Tunisia (274%), Italy (127%)... Thị trường tiêu biểu có mức tăng trưởng giá trị rất cao tới 1468% so với cùng kỳ năm 2011 về nhập khẩu cá ngừ Việt Nam từ đầu năm đến nay là Hàn Quốc. Tuy nhiên, Mỹ hiện vẫn là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam.
Dự báo, nhu cầu tiêu thụ cá ngừ trên thị trường thế giới sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, song do việc áp dụng các biện pháp hạn chế khai thác cá ngừ tại một số vùng biển trên thế giới nên mặt hàng này hiện đang và sẽ tiếp tục ở trong tình trạng cầu cao hơn cung. Đây sẽ là cơ hội cho sản phẩm cá ngừ Việt Nam . Khối lượng cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam năm 2012 có thể tăng gấp đôi so với năm 2011 do sản lượng cá ngừ khai thác nội địa đạt khá như Bình Định đến nay đã đạt trên 7.100 tấn, Phú Yên 6.000 tấn, Khánh Hòa 1.000 tấn.
Ngoài ra, một số sản phẩm thủy sản khác như mực, bạch tuộc; nhuyễn thể; cua, ghẹ và giáp xác.... cũng có sự gia tăng về kim ngạch xuất khẩu với sự tăng trưởng tương ứng là 12%, 9%, 14%.... góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Tuy vậy, cuộc làm việc mới đây của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát với Vasep cho thấy vẫn còn rất nhiều khó khăn mà lĩnh vực chế biến xuất khẩu thủy sản đang cần sớm tháo gỡ.
Đó là những kiến nghị thay đổi một số quy định về kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu; đấu tranh quốc tế đối với vấn đề kiểm soát Ethoxyquin và kháng sinh khi xuất khẩu vào Nhật Bản; khả năng tiếp cận vốn và quy định lãi suất của ngân hàng; qui định áp mã HS và tên Latinh sản phẩm không chính xác; điều chỉnh quy định mức phí kiểm dịch lô hàng thủy sản nhập khẩu; xếp mặt hàng bao bì PE bao gói hàng xuất khẩu vào đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường; những khó khăn khi thực hiện Thông tư 01/2012 của Bộ Tài chính về thông quan hàng hóa nhập khẩu phải kiểm dịch./.
Bích Hồng (TTXVN)