Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, với đà tăng trưởng khá về giá trị xuất khẩu từ các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, 11 tháng qua, ngành nông nghiệp xuất siêu được 8,2 tỷ USD, góp phần quan trọng trong việc ổn định kinh tế, xã hội nói chung.
Cụ thể, giá trị xuất khẩu nông, lâm và thủy sản 11 tháng ước đạt 22,6 tỷ USD, tăng 30,6% so với cùng kỳ năm trước; trong khi tổng kim ngạch nhập khẩu ước khoảng 14,4 tỷ USD, chủ yếu tập trung vào nhập các mặt hàng phân bón; thuốc trừ sâu và nguyên liệu; thức ăn gia súc và nguyên liệu...
Đối với xuất khẩu, thủy sản dù gặp khó khăn do thiếu nguyên liệu sản xuất nhưng vẫn là ngành đứng số 1 với kim ngạch xuất khẩu đạt 5,6 tỷ USD, tăng 24,9 % so cùng kỳ năm trước.
Với các mặt hàng nông sản chính, gạo xuất khẩu được 6,8 triệu tấn với giá trị xấp xỉ 3,5 tỷ USD. Nhu cầu và giá gạo thế giới hiện nay đang trên đà tăng có lợi cho Việt Nam. Giá gạo bình quân đạt 505 USD/tấn, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù nhập khẩu gạo của Philippines sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước (giảm 34,6% về lượng và 50,3% về giá trị), nhưng thị trường này vẫn là thị trường lớn thứ hai sau Indonesia, tỷ trọng giá trị của hai thị trường lớn này chiếm gần 40% giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Mặt hàng càphê, cao su dù có giảm nhẹ về lượng nhưng giá trị xuất khẩu vẫn tăng khá. Xuất khẩu càphê đạt 1,1 triệu tấn với giá trị 2,3 tỷ USD. Giá càphê xuất khẩu bình quân đạt 2.210 USD/tấn, gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Cao su xuất khẩu được khoảng 651.000 tấn, thu về 2,7 tỷ USD, so cùng kỳ năm trước giảm về khối lượng (-4,7%) nhưng giá trị tăng khá (37,5%). Giá trị xuất khẩu hạt điều được ghi nhận tăng lên ở tất cả các thị trường lớn, với giá quân đạt 8.303 USD/tấn...
Xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính và đồ gỗ đạt 3,5 tỷ USD, tăng 15% so cùng kỳ năm trước. Hoa Kỳ tiếp tục duy trì là bạn hàng đứng đầu chiếm hơn 1/3 giá trị xuất khẩu mặt hàng gỗ và các sản phẩm gỗ./.
Cụ thể, giá trị xuất khẩu nông, lâm và thủy sản 11 tháng ước đạt 22,6 tỷ USD, tăng 30,6% so với cùng kỳ năm trước; trong khi tổng kim ngạch nhập khẩu ước khoảng 14,4 tỷ USD, chủ yếu tập trung vào nhập các mặt hàng phân bón; thuốc trừ sâu và nguyên liệu; thức ăn gia súc và nguyên liệu...
Đối với xuất khẩu, thủy sản dù gặp khó khăn do thiếu nguyên liệu sản xuất nhưng vẫn là ngành đứng số 1 với kim ngạch xuất khẩu đạt 5,6 tỷ USD, tăng 24,9 % so cùng kỳ năm trước.
Với các mặt hàng nông sản chính, gạo xuất khẩu được 6,8 triệu tấn với giá trị xấp xỉ 3,5 tỷ USD. Nhu cầu và giá gạo thế giới hiện nay đang trên đà tăng có lợi cho Việt Nam. Giá gạo bình quân đạt 505 USD/tấn, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù nhập khẩu gạo của Philippines sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước (giảm 34,6% về lượng và 50,3% về giá trị), nhưng thị trường này vẫn là thị trường lớn thứ hai sau Indonesia, tỷ trọng giá trị của hai thị trường lớn này chiếm gần 40% giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Mặt hàng càphê, cao su dù có giảm nhẹ về lượng nhưng giá trị xuất khẩu vẫn tăng khá. Xuất khẩu càphê đạt 1,1 triệu tấn với giá trị 2,3 tỷ USD. Giá càphê xuất khẩu bình quân đạt 2.210 USD/tấn, gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Cao su xuất khẩu được khoảng 651.000 tấn, thu về 2,7 tỷ USD, so cùng kỳ năm trước giảm về khối lượng (-4,7%) nhưng giá trị tăng khá (37,5%). Giá trị xuất khẩu hạt điều được ghi nhận tăng lên ở tất cả các thị trường lớn, với giá quân đạt 8.303 USD/tấn...
Xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính và đồ gỗ đạt 3,5 tỷ USD, tăng 15% so cùng kỳ năm trước. Hoa Kỳ tiếp tục duy trì là bạn hàng đứng đầu chiếm hơn 1/3 giá trị xuất khẩu mặt hàng gỗ và các sản phẩm gỗ./.
Hoàng Tùng (TTXVN/Vietnam+)