Ngày 11/8, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam, Ngân hàng Phát triển Đức (KFW) phối hợp với Quỹ Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF) tổ chức ra mắt ban quản lý dự án “Dự trữ cácbon và bảo tồn đa dạng sinh học” và triển khai dự án này trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Tổng ngân sách thực hiện dự án là 1,797 triệu euro, trong đó KFW tài trợ 1,2 triệu euro.
Ông Phan Tuấn được giao làm Giám đốc ban quản lý.
Dự án “Dự trữ cácbon và bảo tồn đa dạng sinh học” được thực hiện từ năm 2011 đến 2014 nhằm thực hiện hoạt động quản lý bền vững trên diện tích rừng biên giới rộng khoảng 200.000ha (khu vực Trung Trường Sơn). Đây là khu vực hấp thụ cácbon cao và giàu các loài động thực vật, bao gồm hai khu bảo tồn thiên nhiên Sao La, Vườn Quốc gia Bạch Mã mở rộng (thuộc tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên-Huế) và khu Bảo tồn Xe Sáp của Lào. Các khu này liên kết với các khu bảo tồn Phong Điền và Sông Thanh thông qua các hành lang rừng tự nhiên.
Dự án tập trung nâng cao năng lực và quản lý Khu bảo tồn Sao La; giảm sự chia cắt và tăng chất lượng rừng tự nhiên tại hành lang Tây Giang, Quảng Nam; tăng cường quản lý nhà nước tại tỉnh Sekong và Salavan của Lào và quản lý hoạt động kinh doanh gỗ trái phép từ Lào sang Việt Nam; đánh giá trữ lượng cácbon và giám sát cho quá trình thực hiện giảm thiểu phát thải do suy thoái rừng...
Bà Alice Salburg Falkenstein, Quản lý dự án cấp cao của KFW cho biết dự án đánh dấu một mốc quan trọng trong các nỗ lực bảo vệ đa dạng sinh học song phương giữa Việt Nam và Đức. Phương pháp tiếp cận xuyên biên giới của dự án nhằm tạo ra một sự khác biệt thực thụ.
Bà Alice Salburg Falkenstein cho rằng chúng ta cần xem xét và giải quyết vấn đề vượt qua khuôn khổ của một tỉnh hay một quốc gia nhằm bảo tồn đa dạng sinh học./.
Tổng ngân sách thực hiện dự án là 1,797 triệu euro, trong đó KFW tài trợ 1,2 triệu euro.
Ông Phan Tuấn được giao làm Giám đốc ban quản lý.
Dự án “Dự trữ cácbon và bảo tồn đa dạng sinh học” được thực hiện từ năm 2011 đến 2014 nhằm thực hiện hoạt động quản lý bền vững trên diện tích rừng biên giới rộng khoảng 200.000ha (khu vực Trung Trường Sơn). Đây là khu vực hấp thụ cácbon cao và giàu các loài động thực vật, bao gồm hai khu bảo tồn thiên nhiên Sao La, Vườn Quốc gia Bạch Mã mở rộng (thuộc tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên-Huế) và khu Bảo tồn Xe Sáp của Lào. Các khu này liên kết với các khu bảo tồn Phong Điền và Sông Thanh thông qua các hành lang rừng tự nhiên.
Dự án tập trung nâng cao năng lực và quản lý Khu bảo tồn Sao La; giảm sự chia cắt và tăng chất lượng rừng tự nhiên tại hành lang Tây Giang, Quảng Nam; tăng cường quản lý nhà nước tại tỉnh Sekong và Salavan của Lào và quản lý hoạt động kinh doanh gỗ trái phép từ Lào sang Việt Nam; đánh giá trữ lượng cácbon và giám sát cho quá trình thực hiện giảm thiểu phát thải do suy thoái rừng...
Bà Alice Salburg Falkenstein, Quản lý dự án cấp cao của KFW cho biết dự án đánh dấu một mốc quan trọng trong các nỗ lực bảo vệ đa dạng sinh học song phương giữa Việt Nam và Đức. Phương pháp tiếp cận xuyên biên giới của dự án nhằm tạo ra một sự khác biệt thực thụ.
Bà Alice Salburg Falkenstein cho rằng chúng ta cần xem xét và giải quyết vấn đề vượt qua khuôn khổ của một tỉnh hay một quốc gia nhằm bảo tồn đa dạng sinh học./.
Nguyễn Sơn (Vietnam+)