Ai giữ lợi thế trong mối quan hệ thương mại Australia-Trung Quốc?

Thương mại hai chiều, hàng hóa và dịch vụ với Trung Quốc chiếm 33% tổng kim ngạch xuất khẩu của Australia và 19% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Ai giữ lợi thế trong mối quan hệ thương mại Australia-Trung Quốc? ảnh 1Thịt bò Australia được bày bán tại một siêu thị ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 12/5/2020. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Mối quan hệ thương mại Australia-Trung Quốc hiện đang ở trong trạng thái rất căng thẳng. Về lâu dài, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng sẽ không cải thiện phúc lợi kinh tế của Australia.

Phóng viên TTXVN tại Sydney khai thác bài phân tích của Giáo sư Tony Makin thuộc trường Đại học Griffith đăng trên trang của Viện Quan hệ Quốc tế Australia (AIIA) đánh giá về mối quan hệ thương mại giữa Australia và Trung Quốc.

Do tác động của đại dịch COVID-19, sự gián đoạn đối với các chuỗi cung ứng, nhiều chuyên gia kêu gọi các ngành công nghiệp Australia trở nên tự chủ hơn, trong đó ngụ ý bảo vệ chống lại sự phụ thuộc nhập khẩu vào Trung Quốc.

Các biện pháp bảo hộ sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế có được từ việc tiếp tục theo đuổi những cơ hội hợp tác thương mại phù hợp với lợi thế so sánh của Australia.

Cuộc khủng hoảng COVID-19 cũng đặt ra câu hỏi quan trọng là sự hồi phục sớm của nền kinh tế Trung Quốc sẽ hỗ trợ sự hồi phục của Australia như thế nào trong bối cảnh Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Australia.

Thương mại Australia-Trung Quốc và kinh tế vĩ mô

Trung Quốc đang có nhiều lợi thế khi đang là đối tác thương mại số một của Australia, chiếm khoảng 26% tổng giao dịch hai chiều trong giai đoạn 2018-2019. Nhật Bản đứng thứ hai ở mức 10% và Mỹ đứng thứ ba ở mức 9%.

Thương mại hai chiều, hàng hóa và dịch vụ với Trung Quốc chiếm 33% tổng kim ngạch xuất khẩu của Australia và 19% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Liệu sự chia sẻ này có sự không tương xứng lớn? Xét về tính tương đối, hãy xem xét tình hình thương mại của Canada.

[Vướng mắc thương mại Australia-Trung Quốc: Phần nổi của tảng băng chìm]

Canada là một nền kinh tế cỡ trung của khu vực châu Á-Thái Bình Dương gần như tương đương với Australia về mức độ phát triển và có mối quan hệ thương mại mạnh mẽ với Mỹ, một siêu cường kinh tế khu vực và toàn cầu.

Giao dịch hai chiều giữa Canada và Mỹ chiếm 75% tổng giao dịch thương mại của Canada, nhiều hơn gấp ba lần so với thương mại hai chiều Australia-Trung Quốc.

Trong khi đó, thương mại hai chiều của Canada với Trung Quốc chỉ chiếm 5% tổng giao dịch thương mại của quốc gia này.

Theo tiêu chuẩn Canada, không có gì bất thường về quy mô thương mại của Australia với một siêu cường kinh tế gần, đặc biệt là với tính chất bổ sung của hai nước.

Thật vậy, đó là những gì mà lý thuyết cổ điển về lợi thế so sánh của David Ricardo có thể dự đoán.

Mối quan hệ thương mại Australia với Trung Quốc có ý nghĩa đối với nền kinh tế vĩ mô như thế nào? Trong khi tăng trưởng kinh tế năng động phát sinh từ sự chuyên môn hóa gia tăng trong sản xuất và mở rộng thương mại quốc tế, những lợi ích này tích lũy trong thời gian dài hơn.

Nhiều nhà bình luận cho rằng tình hình kinh tế vĩ mô của Australia trong quy mô ngắn hạn có liên quan chặt chẽ với Trung Quốc. Mặc dù thương mại với Trung Quốc có thể chiếm 33% xuất khẩu của cả nước, song xuất khẩu của Australia cũng chỉ chiếm 22% GDP của nước này.

Do đó, Trung Quốc chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng 7% tổng cầu của Australia thông qua xuất khẩu.

Tỷ lệ 22% xuất khẩu trong GDP của Australia là tương đối thấp theo tiêu chuẩn của các nền kinh tế có quy mô tương đương và cho thấy tiềm năng đáng kể để Australia mở rộng thị trường giao dịch quốc tế hơn, không chỉ với Trung Quốc, mà với các nền kinh tế lớn khác trong khu vực như Ấn Độ và Indonesia.

Cơ cấu chi phí tương đối cao của Australia là yếu tố hạn chế nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế trong các lĩnh vực như sản xuất công nghiệp. Điều này sẽ hạn chế sự nâng cao quốc tế hóa đối với nền kinh tế Australia.

Thương mại Australia-Trung Quốc ở cấp độ công nghiệp

Một câu chuyện khác về tác động của Trung Quốc đối với nền kinh tế ở cấp độ công nghiệp tách rời. Trung Quốc đóng góp 7% vào tổng chi tiêu trong nền kinh tế, với xuất khẩu tăng đáng kể trong một số lĩnh vực, đặc biệt là khai thác (chủ yếu là quặng sắt, than và khí tự nhiên), du lịch và dịch vụ giáo dục.

Các hạn chế trong đại dịch COVID-19 không ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu của ngành khai thác sang Trung Quốc, nhưng lĩnh vực này đã không nhận được sự thúc đẩy bền vững trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 (GFC) khi Trung Quốc tăng cường chi tiêu cơ sở hạ tầng.

Mặc dù Trung Quốc đã bơm thêm tiền cho dịch vụ ngân hàng và chính quyền địa phương để phản ứng với COVID-19, nhưng hiện cuộc khủng hoảng này có tác động ít hơn đáng kể so với khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, vì khủng hoảng tài chính đã để lại một khoản nợ cao cho các chính quyền địa phương.

Trái ngược với ngành khai thác, các hạn chế du lịch và tình hình dịch bệnh tại Australia đã làm suy giảm đáng kể nguồn thu đến từ dịch vụ du lịch và giáo dục từ Trung Quốc.

Sự hồi phục sớm của kinh tế Trung Quốc hiện nay rõ ràng sẽ không hỗ trợ các ngành này phục hồi trong bối cảnh các hạn chế đi lại vẫn đang được duy trì.

Tương lai không chắc chắn

Mức độ không chắc chắn của nền kinh tế thế giới hiện nay vượt xa mức độ không chắc chắn trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Hiệu quả kinh tế trong tương lai sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố và cách các nền kinh tế khôi phục hoạt động khi các hạn chế về sức khỏe và du lịch được dỡ bỏ và cả việc liệu đại dịch có bùng phát trở lại hay không.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo mức tăng trưởng kinh tế châu Á sẽ ở mức 0 lần đầu tiên sau 60 năm, cao hơn kết quả tăng trưởng âm dự kiến đối với các khu vực lớn khác trên thế giới trong năm nay.

Ai giữ lợi thế trong mối quan hệ thương mại Australia-Trung Quốc? ảnh 2Thu hoạch lúa mạch trên cánh đồng ở Grenfell, phía Tây New South Wales, Australia. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Trong khi Trung Quốc, vốn là quốc gia bị tác động đầu tiên do dịch bệnh, được dự đoán vẫn sẽ đạt mức tăng trưởng 1,2%, song điều này sẽ chỉ đem lại lợi ích hạn chế cho Australia.

Việc tạo ra các rào cản thương mại bảo hộ chống lại hàng nhập khẩu của Trung Quốc dưới danh nghĩa tăng khả năng tự cung cấp trong tương lai của Australia hậu COVID-19 cũng sẽ không cải thiện phúc lợi kinh tế của Australia.

Ngược lại, các biện pháp như vậy chỉ đơn giản sẽ cản trở lợi ích kinh tế có được từ việc tiếp tục theo đuổi các cơ hội thương mại phù hợp với lợi thế so sánh của Australia.

Lý thuyết về tài chính khuyến nghị đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro. Áp dụng nguyên tắc đó trong bối cảnh này cho thấy một nhóm đối tác thương mại đa dạng hơn sẽ giảm thiểu rủi ro khi hợp tác quá mức với bất kỳ một quốc gia nào.

Lợi thế so sánh và đa dạng hóa thương mại không nhất thiết là không tương thích khi các nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh hơn Australia đang mở rộng những dấu ấn trong nền kinh tế quốc tế.

Kết hợp lại những nguyên tắc cổ điển này cho thấy Australia nên tiếp tục theo đuổi thương mại với Trung Quốc, đồng thời tìm hiểu cơ hội thương mại với các nước khác như Ấn Độ và Indonesia./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục