Ngoại trưởng Anh William Hague ngày 3/9 kêu gọi Ecuador nhanh chóng nối lại các cuộc đàm phán song phương nhằm tìm giải pháp ngoại giao cho bế tắc xung quanh việc Quito cấp quy chế tị nạn chính trị cho Julian Assange, nhà sáng lập trang mạng WikiLeaks, đang cư trú trong Đại sứ quán Ecuador tại Anh.
Phát biểu trước Quốc hội Anh, ông Hague bày tỏ mong muốn tiếp tục cuộc đàm phán với Chính phủ Ecuador, tin tưởng rằng hai nước có thể tìm ra giải pháp ngoại giao nhằm giải tỏa căng thẳng kéo dài suốt ba tháng qua. Ông Hague cho biết phía Anh đã mời Chính phủ Ecuador nối lại càng sớm càng tốt các cuộc thảo luận mà cả hai bên cùng quan tâm.
Theo ông, những lo ngại của Quito về nguy cơ sẽ xảy ra vi phạm nhân quyền trong vụ Assange bị Anh dẫn độ sang Thụy Điển là hoàn toàn không có cơ sở, nhất là những ý kiến cho rằng sẽ có vi phạm nhân quyền nếu nhà sáng lập WikiLeaks bị dẫn độ tiếp từ Thụy Điển sang một nước thứ ba, lại càng vô căn cứ. Ông Hague nêu rõ London chỉ có thể đồng ý dẫn độ tiếp Assange nếu điều đó phù hợp với các công ước quốc tế mà Anh cũng bị ràng buộc.
Trước đó, Anh đã tiến hành bảy cuộc đàm phán chính thức cùng một số cuộc trao đổi bằng văn bản và thảo luận với Ecuador nhằm tìm ra một giải pháp có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, hai bên chưa tìm được điểm chung khi London cho rằng theo điều 41 của Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao, các đại sứ quán phải tôn trọng luật pháp của nước chủ nhà, trong đó có quy định không được phép cản trở tiến trình thực thi pháp luật của giới chức nước chủ nhà.
London cũng lập luận rằng nước này không tham gia Công ước Caracas về quy chế tị nạn ngoại giao như Ecuador, và vì vậy không có trách nhiệm phải đáp ứng yêu cầu của Quito bảo đảm để ông Assange an toàn rời khỏi Anh.
[Anh-Ecuador cam kết tìm giải pháp cho vụ Assange]
Từ ngày 16/8, Ecuador đã đồng ý trao quy chế tị nạn chính trị cho ông Assange, khiến quan hệ ngoại giao giữa nước này và Anh thêm căng thẳng.
Trước đó có thông tin cho rằng Anh quyết định dẫn độ ông Assange, 41 tuổi, quốc tịch Australia - người sáng lập tổ chức WikiLeaks từng tiết lộ những thông tin mật động trời liên quan các cuộc chiến tranh do Mỹ phát động ở Iraq và Afghanistan, sang Thụy Điển để thẩm vấn về những cáo buộc xâm hại tình dục.
Ông Assange đã ở trong Đại sứ quán Ecuador tại Anh từ tháng sáu vừa qua và đã nộp đơn xin tị nạn chính trị tại Ecuador với lý do bị truy bức tại nhiều nước sau khi cho công bố hàng trăm nghìn bức điện mật ngoại giao của Mỹ.
WikiLeaks là trang mạng đóng tại Thụy Điển, chuyên đăng tải nội dung các thông tin rò rỉ từ những loại tài liệu chưa công bố. Trang mạng này đã nhiều lần tiết lộ tài liệu mật của Mỹ gây chấn động dư luận thế giới. Sau vụ tiết lộ 250.000 điện tín ngoại giao nội bộ của Mỹ ngày 28/11/2010, WikiLeaks liên tục bị tấn công và phải thay tên miền để tiếp tục hoạt động./.
Phát biểu trước Quốc hội Anh, ông Hague bày tỏ mong muốn tiếp tục cuộc đàm phán với Chính phủ Ecuador, tin tưởng rằng hai nước có thể tìm ra giải pháp ngoại giao nhằm giải tỏa căng thẳng kéo dài suốt ba tháng qua. Ông Hague cho biết phía Anh đã mời Chính phủ Ecuador nối lại càng sớm càng tốt các cuộc thảo luận mà cả hai bên cùng quan tâm.
Theo ông, những lo ngại của Quito về nguy cơ sẽ xảy ra vi phạm nhân quyền trong vụ Assange bị Anh dẫn độ sang Thụy Điển là hoàn toàn không có cơ sở, nhất là những ý kiến cho rằng sẽ có vi phạm nhân quyền nếu nhà sáng lập WikiLeaks bị dẫn độ tiếp từ Thụy Điển sang một nước thứ ba, lại càng vô căn cứ. Ông Hague nêu rõ London chỉ có thể đồng ý dẫn độ tiếp Assange nếu điều đó phù hợp với các công ước quốc tế mà Anh cũng bị ràng buộc.
Trước đó, Anh đã tiến hành bảy cuộc đàm phán chính thức cùng một số cuộc trao đổi bằng văn bản và thảo luận với Ecuador nhằm tìm ra một giải pháp có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, hai bên chưa tìm được điểm chung khi London cho rằng theo điều 41 của Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao, các đại sứ quán phải tôn trọng luật pháp của nước chủ nhà, trong đó có quy định không được phép cản trở tiến trình thực thi pháp luật của giới chức nước chủ nhà.
London cũng lập luận rằng nước này không tham gia Công ước Caracas về quy chế tị nạn ngoại giao như Ecuador, và vì vậy không có trách nhiệm phải đáp ứng yêu cầu của Quito bảo đảm để ông Assange an toàn rời khỏi Anh.
[Anh-Ecuador cam kết tìm giải pháp cho vụ Assange]
Từ ngày 16/8, Ecuador đã đồng ý trao quy chế tị nạn chính trị cho ông Assange, khiến quan hệ ngoại giao giữa nước này và Anh thêm căng thẳng.
Trước đó có thông tin cho rằng Anh quyết định dẫn độ ông Assange, 41 tuổi, quốc tịch Australia - người sáng lập tổ chức WikiLeaks từng tiết lộ những thông tin mật động trời liên quan các cuộc chiến tranh do Mỹ phát động ở Iraq và Afghanistan, sang Thụy Điển để thẩm vấn về những cáo buộc xâm hại tình dục.
Ông Assange đã ở trong Đại sứ quán Ecuador tại Anh từ tháng sáu vừa qua và đã nộp đơn xin tị nạn chính trị tại Ecuador với lý do bị truy bức tại nhiều nước sau khi cho công bố hàng trăm nghìn bức điện mật ngoại giao của Mỹ.
WikiLeaks là trang mạng đóng tại Thụy Điển, chuyên đăng tải nội dung các thông tin rò rỉ từ những loại tài liệu chưa công bố. Trang mạng này đã nhiều lần tiết lộ tài liệu mật của Mỹ gây chấn động dư luận thế giới. Sau vụ tiết lộ 250.000 điện tín ngoại giao nội bộ của Mỹ ngày 28/11/2010, WikiLeaks liên tục bị tấn công và phải thay tên miền để tiếp tục hoạt động./.
(TTXVN)