Một nhà điều tra của Ai Cập, người đang nỗ lực săn lùng tài sản thuộc về chính quyền của cựu Tổng thống Hosni Mubarak, đã cáo buộc Anh là "một trong những nước tồi tệ nhất" liên quan tới việc canh giữ các tài sản này.
Trong một cuộc điều tra do BBC phát sóng hôm 3/9 , Mohamed Mahsoob nói rằng Anh và Ai Cập đã có những hành động "gây nản chí" trong việc thu giữ tài sản của ông Mubarak nằm tại Anh.
"Anh là nước tồi tệ nhất liên quan tới việc truy lùng và phong tỏa tài sản của Ai Cập" - Mahsoob nói - "Đây là tội ác có sự hợp tác từ cả chính quyền Anh và Ai Cập. Người Anh nói rằng họ cần các yêu cầu chính thức từ phía Ai Cập trước khi họ có thể đưa ra hành động. Và cho tới khi việc này diễn ra, họ vẫn cho phép tài sản được di chuyển tự do không kiểm soát, cũng như việc đóng tài khoản một số công ty nằm ngoài biên giới Anh."
Bộ Ngoại giao Anh nói rằng họ đang giúp Ai Cập, tuy nhiên cho biết thêm rằng luật Anh không cho phép "việc tước đoạt tài sản của một cá nhân và trả lại cho một chính phủ nước ngoài, nếu thiếu các bằng chứng về việc người này đã bị cáo buộc phạm tội hình sự và có lệnh tịch thu tài sản".
"Chúng tôi, vì thế, chỉ hợp tác với nhà chức trách Ai Cập, nhằm giúp họ hiểu về tiến trình pháp lý và cách làm việc với tiến trình này một cách hiệu quả" - Ngoại trưởng Alistair Burt nói.
Thẩm phán Assem el-Gohari, quan chức trong Bộ Tư pháp Ai Cập phụ trách truy lùng các khoản tiền bị biển thủ, cũng tỏ ra tức giận trước phản ứng của Anh.
"Chính quyền Anh có nghĩa vụ về luật trong việc giúp chúng tôi, nhưng họ chẳng muốn làm gì cả để giúp thu hồi số tiền" - ông nói với cuộc điều tra Newsnight của BBC - "Họ chỉ nói rằng: 'Cho chúng tôi xem bằng chứng'. Điều đó có hợp lý không? Chúng tôi đang ở Ai Cập. Làm sao chúng tôi có thể tìm kiếm tiền ở Anh được. Chúng tôi tin rằng Anh đã phá luật quốc tế và các thỏa thuận chống tham nhũng."
Không lâu sau khi bộ máy cầm quyền của Mubarak sụp đổ, chính quyền lâm thời đã kêu gọi phương Tây phong tỏa tài sản của vài cựu thành viên chính quyền cũ bị nghi đã chuyển tiền ra nước ngoài.
Theo cuộc điều tra của BBC, phải mất 37 ngày Anh mới bắt đầu thực hiện yêu cầu này, tương phản hẳn với Thụy Sĩ, nước bắt đầu phong tỏa tài sản chỉ khoảng nửa tiếng sau khi được phía Ai Cập đề nghị./.
Trong một cuộc điều tra do BBC phát sóng hôm 3/9 , Mohamed Mahsoob nói rằng Anh và Ai Cập đã có những hành động "gây nản chí" trong việc thu giữ tài sản của ông Mubarak nằm tại Anh.
"Anh là nước tồi tệ nhất liên quan tới việc truy lùng và phong tỏa tài sản của Ai Cập" - Mahsoob nói - "Đây là tội ác có sự hợp tác từ cả chính quyền Anh và Ai Cập. Người Anh nói rằng họ cần các yêu cầu chính thức từ phía Ai Cập trước khi họ có thể đưa ra hành động. Và cho tới khi việc này diễn ra, họ vẫn cho phép tài sản được di chuyển tự do không kiểm soát, cũng như việc đóng tài khoản một số công ty nằm ngoài biên giới Anh."
Bộ Ngoại giao Anh nói rằng họ đang giúp Ai Cập, tuy nhiên cho biết thêm rằng luật Anh không cho phép "việc tước đoạt tài sản của một cá nhân và trả lại cho một chính phủ nước ngoài, nếu thiếu các bằng chứng về việc người này đã bị cáo buộc phạm tội hình sự và có lệnh tịch thu tài sản".
"Chúng tôi, vì thế, chỉ hợp tác với nhà chức trách Ai Cập, nhằm giúp họ hiểu về tiến trình pháp lý và cách làm việc với tiến trình này một cách hiệu quả" - Ngoại trưởng Alistair Burt nói.
Thẩm phán Assem el-Gohari, quan chức trong Bộ Tư pháp Ai Cập phụ trách truy lùng các khoản tiền bị biển thủ, cũng tỏ ra tức giận trước phản ứng của Anh.
"Chính quyền Anh có nghĩa vụ về luật trong việc giúp chúng tôi, nhưng họ chẳng muốn làm gì cả để giúp thu hồi số tiền" - ông nói với cuộc điều tra Newsnight của BBC - "Họ chỉ nói rằng: 'Cho chúng tôi xem bằng chứng'. Điều đó có hợp lý không? Chúng tôi đang ở Ai Cập. Làm sao chúng tôi có thể tìm kiếm tiền ở Anh được. Chúng tôi tin rằng Anh đã phá luật quốc tế và các thỏa thuận chống tham nhũng."
Không lâu sau khi bộ máy cầm quyền của Mubarak sụp đổ, chính quyền lâm thời đã kêu gọi phương Tây phong tỏa tài sản của vài cựu thành viên chính quyền cũ bị nghi đã chuyển tiền ra nước ngoài.
Theo cuộc điều tra của BBC, phải mất 37 ngày Anh mới bắt đầu thực hiện yêu cầu này, tương phản hẳn với Thụy Sĩ, nước bắt đầu phong tỏa tài sản chỉ khoảng nửa tiếng sau khi được phía Ai Cập đề nghị./.
Linh Vũ (Vietnam+)