Ba Lan đang vươn tới các thị trường xuất khẩu mới

Xuất khẩu Ba Lan tăng trưởng, hầu hết là xuất khẩu sang các thị trường mới bao gồm Trung Đông, châu Á và các nước Xô Viết cũ.
Xuất khẩu Ba Lan tăng trưởng, hầu hết là xuất khẩu sang các thị trường mới bao gồm Trung Đông, châu Á và các nước Xô Viết cũ; đồng thời đang tìm cách giảm sự phụ thuộc của mình vào Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đang gặp khó khăn.

Công ty S&A của Ba Lan là một ví dụ, trong đó có sản xuất đồ trang sức hổ phách đối mặt với nhu cầu giảm nhanh. Trong năm năm qua, tại Hoa Kỳ và châu Âu đã giảm mạnh do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 và cuộc khủng hoảng nợ của Eurozone.

Giám đốc điều hành S&A Adam Pstragowski cho biết trong tình cảnh đó, Công ty có thời gian để chuẩn bị cho kế hoạch đa dạng hóa để tìm kiếm các thị trường mới.

S&A bước vào thị trường Nga trong năm 2009 và vương quốc ARập thống nhất vào năm 2010. Cùng năm đó, xuất khẩu của Ba Lan sang Trung Quốc gia tăng sau Triển lãm xuất khẩu thế giới tại Thượng Hải (Trung Quốc). Hiện, thị trường tiếp theo của công ty sẽ là Thổ Nhĩ Kỳ.

Nền kinh tế của Ba Lan lâu nay đã phụ thuộc vào nhu cầu trong nước, với dân số 38 triệu người, nhưng xuất khẩu chỉ thực sự bùng nổ từ khi Ba Lan gia nhập Liên minh châu Âu (EU) năm 2004. Hoạt động xuất khẩu đóng góp gần 20% GDP của Ba Lan năm 1999 và hiện nay con số này đã tăng lên gấp đôi.

Theo số liệu sơ bộ từ Văn phòng Thống kê Trung ương Ba Lan, xuất khẩu hàng hóa của Ba Lan đã tăng 6% trong nửa đầu năm nay so với cùng kỳ năm 2012, đạt gần 74,2 tỷ euro (khoảng 97,4 tỷ USD).

Tuy vậy, mức độ tăng trưởng khác biệt đáng kể giữa các thị trường xuất khẩu của Ba Lan sang EU đã tăng 1,9% trong nửa đầu năm nay lên 55,1 tỷ euro và tăng 1,1% ở khu vực Eurozone cho dù xuất khẩu sang Pháp và Italia sụt giảm.

Nhưng xuất khẩu của Ba Lan sang các quốc gia thuộc Liên Xô cũ thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) tăng 12,7% lên 7,2 tỷ euro. Trong khi đó, xuất khẩu của Ba Lan sang các quốc gia đang phát triển khác, trừ các nước CIS tăng 22,8% lên 6,5 tỷ euro. Ví dụ, xuất khẩu của Ba Lan sang thị trường đông dân Trung Quốc tăng 22,5%.

Ông Krzysztof Marczewski, nhà phân tích làm việc tại Viện Thị trường, Tiêu thụ và chu kỳ Kinh doanh cho biết điều quan trong cần chú ý là mức tăng trưởng xuất khẩu sang các thị trường mới bắt đầu từ một xuất phát điểm thấp vì thế nên sẽ chưa đạt được lợi nhuận cao.

Ông đưa ra nhiều nguyên nhân về việc đa dạng hóa thị trường của Ba Lan chưa đạt được mong muốn nhất định do nhu cầu trong nước yếu và Eurozone vẫn yếu và khả năng tăng cường sản xuất không cao.

Chính phủ Ba Lan cũng tích cực khuyến khích các doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường xuất khẩu bằng các chiến dịch như "Tiến vào Trung Quốc” và "Tiến vào châu Phi.”

Tuy nhiên, theo Ngân hàng BZ WBK, các thị trường truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng lớn đối với hoạt động xuất khẩu của Ba Lan, trong đó các nước Bắc Âu và Nam Âu chiếm tới 60% kim ngạch xuất khẩu của nước này./.


Huyền Hoàng (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục