Thực hiện một chuyến đi vất vả trong nhiều ngày qua những đầm lầy đầy cá sấu và leo những ngọn núi trong cơn mưa xối xả, song những thành viên của nhóm Malaya Historical không phải tìm kiếm kho báu hay những món đồ cổ. Thay vào đó, họ tìm kiếm những đống đổ nát han rỉ.
Trong thập kỷ vừa qua, sáu nhà sử học quân sự nghiệp dư Malaysia đã giúp xác định lại vị trí gặp nạn của 30 máy bay trong Chiến tranh thế giới thứ hai, giúp mang lại tin tức cuối cùng cho gia đình của hơn 40 đội bay mất tích của Mỹ và Anh.
Gần 70 năm sau khi chiến tranh kết thúc, ít nhất 100 xác máy bay của Anh và Mỹ được cho là còn nằm rải rác trong các khu rừng của Ấn Độ, Thái Lan và Malaysia, cùng với phần còn lại của phi hành đoàn.
Cũng như những trận đánh tại các quần đảo trên Thái Bình Dương, lực lượng đồng minh tiến hành những cuộc chiến chống lại quân đội Nhật Bản ở Singapore và Malaysia.
“Những gì chúng tôi làm là tìm được bất cứ xác máy bay nào ở Malaysia và giúp xác định chúng để những người có liên quan có thể kết thúc hồ sơ sau khi đã phải chờ đợi hơn sáu thập kỷ qua,” trưởng nhóm Shaharom Ahmad nói.
Shaharom, 37 tuổi, là một kỹ sư kỹ thuật tại hãng thông tấn Bernama của Malaysia và các đồng nghiệp của mình đã thực hiện 40 cuộc thám hiểm trong thập kỷ qua, tìm kiếm những xác máy bay của quân đồng minh đã mất tích từ lâu do bị đâm hay bị bắn hạ.
Các địa điểm này “là một phần quan trọng của câu chuyện về cuộc chiến tranh ở Thái Bình Dương,” nhà sử học quân sự Christopher McDermott cho biết, ông đã làm việc cho Lực lượng hỗn hợp kiểm kê tù binh và người mất tích Hoa Kỳ JPAC."
Ông cho biết ít nhất 550 người Mỹ đã mất tích trong các khu rừng nhiệt đới và vùng biển tại khu vực Đông Nam Á do không kích, tuần tra và những nhiệm vụ do thám.
Tìm kiếm vị trí các vụ rơi máy bay có thể cung cấp “những thông tin tích cực cho gia đình của những thành viên đã mất tích.”
Shaharom nói rằng những nghiên cứu của nhóm trong các tài liệu lưu trữ của Anh và Mỹ cho thấy có ít nhất 15 đến 20 xác máy bay vẫn chưa được kiểm tra tại Malaysia. Bảy trong số các vị trí này đã được phát hiện, nhưng những nơi khác vẫn chưa được biết đến.
Được hướng dẫn từ bất cứ điều gì, với những thông tin sơ sài từ vị trí cuối cùng của chiếc máy bay, các thành viên của nhóm đã phải đi lại vất vả trong vài ngày, và thường xuyên là trong rừng rậm. Sau khi tìm thấy, họ không xâm phạm đến những xác máy bay, mà chỉ chụp ảnh một cách tỉ mỉ và gửi các bức ảnh lên website của họ, mhg.mymalaya.com. Từ đó, những người có cùng mối quan tâm trên toàn thế giới sẽ cùng tham gia vào phân tích những hình ảnh này.
“Trong vòng một vài ngày, đôi khi một vài giờ, chúng tôi có thể xác định được xác máy bay và thậm chí có thể liên lạc được với những gia đình của các phi công bị mất tích nhiều năm trước để nói với họ rằng hài cốt của những người thân yêu của họ đã được tìm thấy,” Shaharom nói.
Bắt đầu như là một sở thích trong năm 1996, công việc của nhóm đã nhanh chóng trở thành một niềm đam mê sau khi các thành viên nhận được những hồi đáp chân thành của gia đình các phi công. Công việc của họ được tài trợ bởi các thành viên hay bất cứ nhà tài trợ tư nhân nào.
Năm 2009 nhóm đã xác định được vụ rơi máy bay của lực lượng vận tải không quân Hoa Kỳ DC-3 biến mất ngay sau cuộc chiến tranh ở phía Bắc Perak trong một chuyến bay vào tháng 11/1945. Phần còn lại của nó được phát hiện lần đầu tiên từ trên không trung vào năm 1966 nhưng không có gì được thực hiện cho đến khi nhóm này phát hiện và liên lạc với gia đình của những người phi công thông qua Internet. JPAC hiện đang lên kế hoạch cho một vụ khai quật vào năm 2013.
Cầm một cặp kính phi công đã bị nghiền nát từng giúp xác định xác chiếc máy bay Mỹ, Shaharom nói rằng nhóm của họ đã tìm thấy rất nhiều thứ :“Chúng tôi đã tìm thấy đạn phát nổ từ những chiếc máy bay, bánh máy bay khi hạ cánh, thậm chí cả phần còn lại của một số chiếc máy bay Nhật Bản, trong số 22 chiếc đã rơi trong suốt cuộc chiến tranh, và hầu hết vẫn còn mất tích.”
Theo như lời anh nói, Shaharom cho thấy một núm kim loại in logo Mitsubishi và số serial. Nó đến từ nơi một chiếc máy bay ném bom của Nhật Bản đã bị rơi, và từ đó họ xác định vụ rơi máy bay nằm trong thời gian vụ tấn công tại Malaysia vào tháng 8/1941. Nhóm tìm kiếm đã tiếp cận với các nhà chức trách Nhật Bản về những điều họ phát hiện, nhưng đã không nhận được nhiều sự quan tâm.
Một chi tiết đặc biệt xúc động là khi họ tìm thấy hai chiếc nhẫn, một con dao găm và một phần của chiếc đồng hồ đeo tay đã tan chảy vào dính vào thân chiếc máy bay trong vụ va chạm và bốc cháy của một chiếc máy bay của Anh, anh cho biết.
“Chúng tôi vô cùng xúc động khi biết được rằng những thứ này là của những người đã chết tại đây. Nó thực sự kết nối chúng tôi với những chiến binh này,” Shaharom nói.
Tại trung tâm bang Negeri Sembilan năm 2006, Shaharom và nhóm của mình đã tìm thấy xác chiếc máy bay ném bom rơi từ tháng 8/1945 thuộc lực lượng không lực hoàng gia Anh.
Các quan chức Anh ban đầu đã bác bỏ phát hiện trên, chỉ xoa dịu khi những người săn tìm xác máy bay trở lại và ghi lại được số serial của động cơ. Tuy nhiên họ đã từ chối tài trợ hay đưa về những hài cốt đó. Nhóm của Shaharom đã làm điều đó với sự tài trợ từ phía tư nhân trong năm 2009.
Sue Raftree, một quan chức trong một đơn vị của Bộ Quốc phòng Anh cho AFP biết chính sách của chính phủ Anh là “không tích cực tìm kiếm hài cốt và không khuyến khích các cuộc khai quật không chính thức.”
Tuy nhiên, thân nhân của các phi công khẳng định rằng những hài cốt còn lại cần được chôn cất phù hợp và họ dự kiến sẽ được chôn cất tại một nghĩa trang quân đội Malaysia vào đầu năm tới.
Sự chậm trễ như vậy có thể gây nguy hại cho các xác máy bay, Shaharom đã cho thấy số phận của một máy bay chiến đấu Nhật Bản khi những người dân địa phương ở Bắc Kedah tìm thấy vào năm 2001. “Họ đã kéo các phi công ra, cắt chiếc máy bay thành từng mảnh và bán phế liệu. Đó là điều chúng tôi lo lắng”./.
Trong thập kỷ vừa qua, sáu nhà sử học quân sự nghiệp dư Malaysia đã giúp xác định lại vị trí gặp nạn của 30 máy bay trong Chiến tranh thế giới thứ hai, giúp mang lại tin tức cuối cùng cho gia đình của hơn 40 đội bay mất tích của Mỹ và Anh.
Gần 70 năm sau khi chiến tranh kết thúc, ít nhất 100 xác máy bay của Anh và Mỹ được cho là còn nằm rải rác trong các khu rừng của Ấn Độ, Thái Lan và Malaysia, cùng với phần còn lại của phi hành đoàn.
Cũng như những trận đánh tại các quần đảo trên Thái Bình Dương, lực lượng đồng minh tiến hành những cuộc chiến chống lại quân đội Nhật Bản ở Singapore và Malaysia.
“Những gì chúng tôi làm là tìm được bất cứ xác máy bay nào ở Malaysia và giúp xác định chúng để những người có liên quan có thể kết thúc hồ sơ sau khi đã phải chờ đợi hơn sáu thập kỷ qua,” trưởng nhóm Shaharom Ahmad nói.
Shaharom, 37 tuổi, là một kỹ sư kỹ thuật tại hãng thông tấn Bernama của Malaysia và các đồng nghiệp của mình đã thực hiện 40 cuộc thám hiểm trong thập kỷ qua, tìm kiếm những xác máy bay của quân đồng minh đã mất tích từ lâu do bị đâm hay bị bắn hạ.
Các địa điểm này “là một phần quan trọng của câu chuyện về cuộc chiến tranh ở Thái Bình Dương,” nhà sử học quân sự Christopher McDermott cho biết, ông đã làm việc cho Lực lượng hỗn hợp kiểm kê tù binh và người mất tích Hoa Kỳ JPAC."
Ông cho biết ít nhất 550 người Mỹ đã mất tích trong các khu rừng nhiệt đới và vùng biển tại khu vực Đông Nam Á do không kích, tuần tra và những nhiệm vụ do thám.
Tìm kiếm vị trí các vụ rơi máy bay có thể cung cấp “những thông tin tích cực cho gia đình của những thành viên đã mất tích.”
Shaharom nói rằng những nghiên cứu của nhóm trong các tài liệu lưu trữ của Anh và Mỹ cho thấy có ít nhất 15 đến 20 xác máy bay vẫn chưa được kiểm tra tại Malaysia. Bảy trong số các vị trí này đã được phát hiện, nhưng những nơi khác vẫn chưa được biết đến.
Được hướng dẫn từ bất cứ điều gì, với những thông tin sơ sài từ vị trí cuối cùng của chiếc máy bay, các thành viên của nhóm đã phải đi lại vất vả trong vài ngày, và thường xuyên là trong rừng rậm. Sau khi tìm thấy, họ không xâm phạm đến những xác máy bay, mà chỉ chụp ảnh một cách tỉ mỉ và gửi các bức ảnh lên website của họ, mhg.mymalaya.com. Từ đó, những người có cùng mối quan tâm trên toàn thế giới sẽ cùng tham gia vào phân tích những hình ảnh này.
“Trong vòng một vài ngày, đôi khi một vài giờ, chúng tôi có thể xác định được xác máy bay và thậm chí có thể liên lạc được với những gia đình của các phi công bị mất tích nhiều năm trước để nói với họ rằng hài cốt của những người thân yêu của họ đã được tìm thấy,” Shaharom nói.
Bắt đầu như là một sở thích trong năm 1996, công việc của nhóm đã nhanh chóng trở thành một niềm đam mê sau khi các thành viên nhận được những hồi đáp chân thành của gia đình các phi công. Công việc của họ được tài trợ bởi các thành viên hay bất cứ nhà tài trợ tư nhân nào.
Năm 2009 nhóm đã xác định được vụ rơi máy bay của lực lượng vận tải không quân Hoa Kỳ DC-3 biến mất ngay sau cuộc chiến tranh ở phía Bắc Perak trong một chuyến bay vào tháng 11/1945. Phần còn lại của nó được phát hiện lần đầu tiên từ trên không trung vào năm 1966 nhưng không có gì được thực hiện cho đến khi nhóm này phát hiện và liên lạc với gia đình của những người phi công thông qua Internet. JPAC hiện đang lên kế hoạch cho một vụ khai quật vào năm 2013.
Cầm một cặp kính phi công đã bị nghiền nát từng giúp xác định xác chiếc máy bay Mỹ, Shaharom nói rằng nhóm của họ đã tìm thấy rất nhiều thứ :“Chúng tôi đã tìm thấy đạn phát nổ từ những chiếc máy bay, bánh máy bay khi hạ cánh, thậm chí cả phần còn lại của một số chiếc máy bay Nhật Bản, trong số 22 chiếc đã rơi trong suốt cuộc chiến tranh, và hầu hết vẫn còn mất tích.”
Theo như lời anh nói, Shaharom cho thấy một núm kim loại in logo Mitsubishi và số serial. Nó đến từ nơi một chiếc máy bay ném bom của Nhật Bản đã bị rơi, và từ đó họ xác định vụ rơi máy bay nằm trong thời gian vụ tấn công tại Malaysia vào tháng 8/1941. Nhóm tìm kiếm đã tiếp cận với các nhà chức trách Nhật Bản về những điều họ phát hiện, nhưng đã không nhận được nhiều sự quan tâm.
Một chi tiết đặc biệt xúc động là khi họ tìm thấy hai chiếc nhẫn, một con dao găm và một phần của chiếc đồng hồ đeo tay đã tan chảy vào dính vào thân chiếc máy bay trong vụ va chạm và bốc cháy của một chiếc máy bay của Anh, anh cho biết.
“Chúng tôi vô cùng xúc động khi biết được rằng những thứ này là của những người đã chết tại đây. Nó thực sự kết nối chúng tôi với những chiến binh này,” Shaharom nói.
Tại trung tâm bang Negeri Sembilan năm 2006, Shaharom và nhóm của mình đã tìm thấy xác chiếc máy bay ném bom rơi từ tháng 8/1945 thuộc lực lượng không lực hoàng gia Anh.
Các quan chức Anh ban đầu đã bác bỏ phát hiện trên, chỉ xoa dịu khi những người săn tìm xác máy bay trở lại và ghi lại được số serial của động cơ. Tuy nhiên họ đã từ chối tài trợ hay đưa về những hài cốt đó. Nhóm của Shaharom đã làm điều đó với sự tài trợ từ phía tư nhân trong năm 2009.
Sue Raftree, một quan chức trong một đơn vị của Bộ Quốc phòng Anh cho AFP biết chính sách của chính phủ Anh là “không tích cực tìm kiếm hài cốt và không khuyến khích các cuộc khai quật không chính thức.”
Tuy nhiên, thân nhân của các phi công khẳng định rằng những hài cốt còn lại cần được chôn cất phù hợp và họ dự kiến sẽ được chôn cất tại một nghĩa trang quân đội Malaysia vào đầu năm tới.
Sự chậm trễ như vậy có thể gây nguy hại cho các xác máy bay, Shaharom đã cho thấy số phận của một máy bay chiến đấu Nhật Bản khi những người dân địa phương ở Bắc Kedah tìm thấy vào năm 2001. “Họ đã kéo các phi công ra, cắt chiếc máy bay thành từng mảnh và bán phế liệu. Đó là điều chúng tôi lo lắng”./.
P.V (Vietnam+)