Ngày 14/9, tại Đồng Nai, Tổng cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức Hội nghị sơ kết về thực hiện dự án bảo tồn rừng đặc dụng.
Dự án nhằm quản lý có hiệu quả và bền vững các khu rừng trồng sản xuất và bảo tồn đa dạng sinh học ở một số khu rừng đặc dụng có giá trị đa dạng sinh học cao, tăng thêm đóng góp của ngành lâm nghiệp vào công tác xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam và bảo vệ môi trường toàn cầu.
Dự án bảo tồn rừng đặc dụng Việt Nam được thực hiện với tổng vốn tài trợ gần 13,5 triệu euro, do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) viện trợ 9 triệu USD (gần 6,6 triệu euro), Cộng đồng Châu Âu (EC) với 1,96 triệu euro và Quỹ Ủy thác lâm nghiệp là 4,9 triệu euro. Dự án do Cục Lâm nghiệp Việt Nam quản lý thực hiện.
Dự án được triển khai tại nhiều khu rừng thuộc các khu bảo tồn thiên nhiên, dự trữ sinh quyển trong cả nước có tính đa dạng sinh học cao mang tầm quan trọng quốc tế, với các hoạt động chính như quản lý chương trình tài trợ, giám sát, phổ biến quy trình tài trợ; xây dựng năng lực nhằm nâng cao công tác quản lý rừng đặc dụng; cùng với cộng đồng quản lý rừng đặc dụng.
Từ khi đi vào hoạt động (tháng 4/2005) đến nay, dự án bảo tồn rừng đặc dụng Việt Nam đã được triển khai tại các khu rừng đặc dụng trong cả nước và đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong công tác quản lý rừng, tăng cường sự phối kết hợp giữa kiểm lâm, công an và cộng đồng dân cư, nhằm cùng chung tay bảo vệ rừng.
Đến nay đã có 73 dự án được phê duyệt cấp kinh phí hỗ trợ các hoạt động cho 60 rừng đặc dụng; trong đó có 10 ban quản lý rừng đặc dụng được tài trợ 200.000 USD, 6 ban quản lý nhận tài trợ 100.000 USD và 58 ban quản lý rừng đặc dụng được nhận tài trợ 50.000 USD.
Theo Ban quản lý dự án, trong năm nay có 67 khu rừng đặc dụng trên lãnh thổ Việt Nam được giải ngân nguồn vốn từ dự án. Trong đó có 15 dự án lớn với số tiền tài trợ 2,4 triệu USD; tài trợ các dự án trong việc hoàn thiện hiệu quả quản lý rừng đặc dụng với số tiền 2,8 triệu USD. Ngoài ra, nhiều dự án đang được chờ xem xét phê duyệt với số vốn 2 triệu USD.
Tại Hội nghị, Ban quản lý các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn, vườn quốc gia như Bù Gia Mập, Bạch Mã, Mù Cang Chải, Bình Châu - Phước Bửu cho biết qua thụ hưởng dự án, năng lực quản lý, năng lực điều tra của các cán bộ bảo tồn, kiểm lâm được nâng cao rõ rệt; các kỹ năng bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, kỹ năng lập kế hoạch tuần tra bảo vệ rừng, sử dụng phương tiện máy móc hỗ trợ trong bảo vệ rừng đã được thực hiện tốt.
Ngoài ra, cộng đồng dân cư, đặc biệt là những người dân sống trong vùng lõi và vùng đệm của các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia… đã nâng cao được nhận thức về bảo vệ rừng, hạn chế tình trạng chặt cây phá rừng, săn bắt động vật rừng; giúp người dân hiểu được vai trò của rừng đối với cuộc sống từ đó thúc đẩy cộng đồng tham gia bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng./.
Dự án nhằm quản lý có hiệu quả và bền vững các khu rừng trồng sản xuất và bảo tồn đa dạng sinh học ở một số khu rừng đặc dụng có giá trị đa dạng sinh học cao, tăng thêm đóng góp của ngành lâm nghiệp vào công tác xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam và bảo vệ môi trường toàn cầu.
Dự án bảo tồn rừng đặc dụng Việt Nam được thực hiện với tổng vốn tài trợ gần 13,5 triệu euro, do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) viện trợ 9 triệu USD (gần 6,6 triệu euro), Cộng đồng Châu Âu (EC) với 1,96 triệu euro và Quỹ Ủy thác lâm nghiệp là 4,9 triệu euro. Dự án do Cục Lâm nghiệp Việt Nam quản lý thực hiện.
Dự án được triển khai tại nhiều khu rừng thuộc các khu bảo tồn thiên nhiên, dự trữ sinh quyển trong cả nước có tính đa dạng sinh học cao mang tầm quan trọng quốc tế, với các hoạt động chính như quản lý chương trình tài trợ, giám sát, phổ biến quy trình tài trợ; xây dựng năng lực nhằm nâng cao công tác quản lý rừng đặc dụng; cùng với cộng đồng quản lý rừng đặc dụng.
Từ khi đi vào hoạt động (tháng 4/2005) đến nay, dự án bảo tồn rừng đặc dụng Việt Nam đã được triển khai tại các khu rừng đặc dụng trong cả nước và đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong công tác quản lý rừng, tăng cường sự phối kết hợp giữa kiểm lâm, công an và cộng đồng dân cư, nhằm cùng chung tay bảo vệ rừng.
Đến nay đã có 73 dự án được phê duyệt cấp kinh phí hỗ trợ các hoạt động cho 60 rừng đặc dụng; trong đó có 10 ban quản lý rừng đặc dụng được tài trợ 200.000 USD, 6 ban quản lý nhận tài trợ 100.000 USD và 58 ban quản lý rừng đặc dụng được nhận tài trợ 50.000 USD.
Theo Ban quản lý dự án, trong năm nay có 67 khu rừng đặc dụng trên lãnh thổ Việt Nam được giải ngân nguồn vốn từ dự án. Trong đó có 15 dự án lớn với số tiền tài trợ 2,4 triệu USD; tài trợ các dự án trong việc hoàn thiện hiệu quả quản lý rừng đặc dụng với số tiền 2,8 triệu USD. Ngoài ra, nhiều dự án đang được chờ xem xét phê duyệt với số vốn 2 triệu USD.
Tại Hội nghị, Ban quản lý các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn, vườn quốc gia như Bù Gia Mập, Bạch Mã, Mù Cang Chải, Bình Châu - Phước Bửu cho biết qua thụ hưởng dự án, năng lực quản lý, năng lực điều tra của các cán bộ bảo tồn, kiểm lâm được nâng cao rõ rệt; các kỹ năng bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, kỹ năng lập kế hoạch tuần tra bảo vệ rừng, sử dụng phương tiện máy móc hỗ trợ trong bảo vệ rừng đã được thực hiện tốt.
Ngoài ra, cộng đồng dân cư, đặc biệt là những người dân sống trong vùng lõi và vùng đệm của các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia… đã nâng cao được nhận thức về bảo vệ rừng, hạn chế tình trạng chặt cây phá rừng, săn bắt động vật rừng; giúp người dân hiểu được vai trò của rừng đối với cuộc sống từ đó thúc đẩy cộng đồng tham gia bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng./.
Sỹ Tuyên (TTXVN/Vietnam+)