Các chuyên gia kinh tế của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá vẫn còn những hạn chế, bất cập trong công tác tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường của một số khu công nghiệp và doanh nghiệp khu công nghiệp cũng như công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường.
Tại hội thảo "Bảo vệ môi trường các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế ven biển" do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức sáng 24/3, các chuyên gia cho rằng những bất cập, hạn chế chủ yếu là việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường của doanh nghiệp còn yếu; việc xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, nước thải tại một số khu công nghiệp còn chưa được thực hiện nghiêm túc, ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên, môi trường sống của người dân khu vực xung quanh khu công nghiệp.
Để thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ môi trường khu công nghiệp, ông Vũ Quốc Huy, Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng trước mắt, Bộ cần thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường khu công nghiệp, khu chế xuất; nghiên cứu, điều chỉnh cơ chế, chính sách quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực môi trường khu công nghiệp.
Bộ cũng cần tăng cường phân cấp cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường trong khu công nghiệp gắn với tăng cường cơ chế phối hợp, hướng dẫn giữa các cơ quan Trung ương và địa phương.
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương, tính đến nay, cả nước đã có trên 200 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên là 71.394ha; trong đó, có 173 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động. Hiện, đã có 105 khu công nghiệp đã xây dựng và đi vào vận hành công trình xử lý nước thải tập trung, chiếm 60% tổng số các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động.
So với kế hoạch 5 năm 2006-2010, tỷ lệ các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động có công trình xử lý nước thải tập trung đi vào vận hành đã tăng đáng kể, từ 35% năm 2006 lên 60% vào năm 2011. Dự kiến đến năm 2015, toàn bộ các khu công nghiệp đi vào hoạt động có công trình xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường./.
Tại hội thảo "Bảo vệ môi trường các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế ven biển" do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức sáng 24/3, các chuyên gia cho rằng những bất cập, hạn chế chủ yếu là việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường của doanh nghiệp còn yếu; việc xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, nước thải tại một số khu công nghiệp còn chưa được thực hiện nghiêm túc, ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên, môi trường sống của người dân khu vực xung quanh khu công nghiệp.
Để thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ môi trường khu công nghiệp, ông Vũ Quốc Huy, Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng trước mắt, Bộ cần thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường khu công nghiệp, khu chế xuất; nghiên cứu, điều chỉnh cơ chế, chính sách quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực môi trường khu công nghiệp.
Bộ cũng cần tăng cường phân cấp cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường trong khu công nghiệp gắn với tăng cường cơ chế phối hợp, hướng dẫn giữa các cơ quan Trung ương và địa phương.
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương, tính đến nay, cả nước đã có trên 200 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên là 71.394ha; trong đó, có 173 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động. Hiện, đã có 105 khu công nghiệp đã xây dựng và đi vào vận hành công trình xử lý nước thải tập trung, chiếm 60% tổng số các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động.
So với kế hoạch 5 năm 2006-2010, tỷ lệ các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động có công trình xử lý nước thải tập trung đi vào vận hành đã tăng đáng kể, từ 35% năm 2006 lên 60% vào năm 2011. Dự kiến đến năm 2015, toàn bộ các khu công nghiệp đi vào hoạt động có công trình xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường./.
Thúy Hiền (TTXVN/Vietnam+)