Ngày 4/12, tại Đà Nẵng, Bộ Y tế phối hợp với Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức phát động Chiến dịch tiêm bổ sung vắcxin sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi trên toàn quốc với sự hỗ trợ của Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc và Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Chiến dịch sẽ được triển khai từ nay đến cuối năm nhằm đạt tỷ lệ tiêm cho 95% số trẻ trong độ tuổi của 63 tỉnh, thành phố an toàn và hiệu quả.
Thông qua chiến dịch, sẽ có khoảng 7,5 triệu trẻ từ một đến năm tuổi trong cả nước được tiêm vắcxin để phòng bệnh sởi, nhằm mục tiêu khống chế bệnh sởi và hướng tới loại trừ bệnh sởi vào năm 2012.
Đây là một trong những chiến lược quan trọng nhằm đạt mục tiêu thiên niên kỷ về giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em.
Theo thống kê của Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) quốc gia, đến năm 2008, số ca mắc sởi đã giảm 368 lần so với năm 1984. Tuy nhiên, từ cuối năm 2008, trên cả nước đã ghi nhận một số vụ dịch sởi với quy mô lớn. Trong đó, nhóm trẻ dưới 6 tuổi có có tỷ lệ mắc sởi cao nhất, mặc dù nhiều trẻ đã được tiêm một mũi vắcxin sởi.
Phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng ban điều hành Dự án TCMR cho biết, sởi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, rất dễ lây lan và gây dịch. Bệnh sởi có thể gây nhiều biến chứng trầm trọng như mù lòa, viêm não, viêm phổi… và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em trên thế giới./.
Chiến dịch sẽ được triển khai từ nay đến cuối năm nhằm đạt tỷ lệ tiêm cho 95% số trẻ trong độ tuổi của 63 tỉnh, thành phố an toàn và hiệu quả.
Thông qua chiến dịch, sẽ có khoảng 7,5 triệu trẻ từ một đến năm tuổi trong cả nước được tiêm vắcxin để phòng bệnh sởi, nhằm mục tiêu khống chế bệnh sởi và hướng tới loại trừ bệnh sởi vào năm 2012.
Đây là một trong những chiến lược quan trọng nhằm đạt mục tiêu thiên niên kỷ về giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em.
Theo thống kê của Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) quốc gia, đến năm 2008, số ca mắc sởi đã giảm 368 lần so với năm 1984. Tuy nhiên, từ cuối năm 2008, trên cả nước đã ghi nhận một số vụ dịch sởi với quy mô lớn. Trong đó, nhóm trẻ dưới 6 tuổi có có tỷ lệ mắc sởi cao nhất, mặc dù nhiều trẻ đã được tiêm một mũi vắcxin sởi.
Phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng ban điều hành Dự án TCMR cho biết, sởi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, rất dễ lây lan và gây dịch. Bệnh sởi có thể gây nhiều biến chứng trầm trọng như mù lòa, viêm não, viêm phổi… và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em trên thế giới./.
Nhật Minh (TTXVN/Vietnam+)