Nước Bỉ thực sự rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị mới khi sau gần ba tháng kể từ cuộc bầu cử quốc hội ngày 13/6, nước này vẫn chưa thành lập được chính phủ.
Ngày 4/9, ông Elio Di Rupo, người được chỉ định đứng ra thăm dò khả năng thành lập chính phủ liên minh ở Bỉ, đã xin từ chức và được Nhà Vua Albert 2 của Bỉ chấp thuận.
Đây là lần thứ hai ông Rupo xin từ chức do nỗ lực không thành trong việc thu hẹp bất đồng giữa các chính đảng trong các cuộc đàm phán để thành lập chính phủ liên minh.
Trước đó, ngày 29/8, ông Rupo đã xin từ chức, song Nhà Vua Albert 2 đã bác bỏ và yêu cầu ông tiếp tục nỗ lực thành lập chính phủ để tháo gỡ bế tắc chính trị hiện nay.
Với sự ra đi của ông Rupo, động thái tiếp theo của Nhà Vua Albert 2 là phải chỉ định người đại diện của mỗi cộng đồng nói tiếng Pháp và tiếng Hà Lan đứng ra làm trung gian để khởi động lại các cuộc đàm phán thành lập chính phủ.
Theo một tuyên bố của Hoàng gia Bỉ, Nhà Vua Albert 2 đã chỉ định Chủ tịch Hạ viện Andre Flahaut, đại diện cho cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp, và Chủ tịch Thượng viện Danny Pieters, đại diện cho cộng đồng người Bỉ nói tiếng Hà Lan, làm nhiệm vụ này.
Trong gần ba tháng qua, ông Rupo đã rất nỗ lực để thúc đẩy các cuộc đàm phán về thành lập chính phủ liên minh giữa các đảng cánh hữu Flemish của cộng đồng nói tiếng Hà Lan và các liên minh cánh tả của cộng đồng nói tiếng Pháp, song không thành công do hai bên không thể giải quyết được những bất đồng kéo dài lâu nay về sửa đổi Hiến pháp và phân quyền nhiều hơn cho các vùng ở Bỉ.
Thất bại trên khiến nhiều người lo ngại nước Bỉ sẽ lặp lại kịch bản sau cuộc bầu cử năm 2007, khi đó, Chủ tịch đảng Dân chủ Cơ đốc giáo, hiện là Thủ tướng sắp mãn nhiệm Yves Leterme phải mất chín tháng mới thành lập được chính phủ liên hiệp năm đảng./.
Ngày 4/9, ông Elio Di Rupo, người được chỉ định đứng ra thăm dò khả năng thành lập chính phủ liên minh ở Bỉ, đã xin từ chức và được Nhà Vua Albert 2 của Bỉ chấp thuận.
Đây là lần thứ hai ông Rupo xin từ chức do nỗ lực không thành trong việc thu hẹp bất đồng giữa các chính đảng trong các cuộc đàm phán để thành lập chính phủ liên minh.
Trước đó, ngày 29/8, ông Rupo đã xin từ chức, song Nhà Vua Albert 2 đã bác bỏ và yêu cầu ông tiếp tục nỗ lực thành lập chính phủ để tháo gỡ bế tắc chính trị hiện nay.
Với sự ra đi của ông Rupo, động thái tiếp theo của Nhà Vua Albert 2 là phải chỉ định người đại diện của mỗi cộng đồng nói tiếng Pháp và tiếng Hà Lan đứng ra làm trung gian để khởi động lại các cuộc đàm phán thành lập chính phủ.
Theo một tuyên bố của Hoàng gia Bỉ, Nhà Vua Albert 2 đã chỉ định Chủ tịch Hạ viện Andre Flahaut, đại diện cho cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp, và Chủ tịch Thượng viện Danny Pieters, đại diện cho cộng đồng người Bỉ nói tiếng Hà Lan, làm nhiệm vụ này.
Trong gần ba tháng qua, ông Rupo đã rất nỗ lực để thúc đẩy các cuộc đàm phán về thành lập chính phủ liên minh giữa các đảng cánh hữu Flemish của cộng đồng nói tiếng Hà Lan và các liên minh cánh tả của cộng đồng nói tiếng Pháp, song không thành công do hai bên không thể giải quyết được những bất đồng kéo dài lâu nay về sửa đổi Hiến pháp và phân quyền nhiều hơn cho các vùng ở Bỉ.
Thất bại trên khiến nhiều người lo ngại nước Bỉ sẽ lặp lại kịch bản sau cuộc bầu cử năm 2007, khi đó, Chủ tịch đảng Dân chủ Cơ đốc giáo, hiện là Thủ tướng sắp mãn nhiệm Yves Leterme phải mất chín tháng mới thành lập được chính phủ liên hiệp năm đảng./.
(TTXVN/Vietnam+)