Trong báo cáo "Biến đổi khí hậu, Nước và An ninh lương thực," công bố ngày 9/6, Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) đã cảnh báo biến đổi khí hậu sẽ tác động nguy hiểm đến nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp trong những thập kỷ tới.
Báo cáo của FAO khẳng định biến đổi khí hậu, nước và an ninh lương thực ngày càng liên quan chặt chẽ với nhau. Đây là nghiên cứu toàn diện về các nguồn tri thức khoa học đương đại liên quan đến hậu quả có thể thấy trước của biến đổi khí hậu đối với nguồn nước cho nông nghiệp.
Nguồn nước ở các sông và nguồn nước ngầm đang giảm nhanh ở khu vực Địa Trung Hải và các khu vực bán khô hạn ở châu Mỹ, châu Đại dương và miền Nam châu Phi. Biến đổi khí hậu cũng đã tác động đến nhiều khu vực đất nông nghiệp rộng lớn ở châu Á lâu nay vẫn phụ thuộc vào nguồn nước tan từ băng và tuyết trên núi; trong khi đó các vùng đồng bằng đông dân cư ở các lưu vực sông cũng đứng trước nguy cơ giảm các nguồn nước, quá trình mặn hóa gia tăng và nước biển dâng cao.
Việc mất các dòng sông băng, vốn cung cấp tới 40% lượng nước cho sản xuất nông nghiệp thế giới, sẽ tác động đến nguồn nước mặt cung cấp cho sản xuất nông nghiệp ở các khu vực sản xuất nông nghiệp chủ chốt.
Theo báo cáo của FAO, nhiệt độ Trái Đất tăng do biến đổi khí hậu sẽ khiến các vụ gieo trồng ở các vùng ôn đới bị kéo dài, nhưng lại làm cho các vụ gieo trồng ở những khu vực khác bị rút ngắn. Cùng với quá trình bốc hơi nước bị đẩy nhanh do nhiệt độ tăng, sự biến đổi mùa vụ này sẽ làm giảm sản lượng lương thực cũng như lượng nước cung cấp cho cây trồng. Đời sống của cộng đồng dân cư ở nông thôn cũng như an ninh lương thực của dân cư đô thị bị đe dọa.
Báo cáo của FAO cũng đưa ra kiến nghị các hành động để các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý nguồn nước khu vực và địa phương cũng như nông dân có thể thực hiện nhằm đối phó với những thách thức bắt nguồn từ biến đổi khí hậu.
Trước hết là cần tăng cường năng lực của các nước thực hiện chế độ hiệu quả “tài khoản nước,” biện pháp quản lý nguồn cung cấp nước, chuyển nhượng và các giao dịch về nước để thông tin các quyết định về quản lý và sử dụng nguồn nước; nông dân nghiên cứu thay đổi mô hình nông nghiệp để gieo trồng muộn hơn, giảm lượng nước sử dụng và tối ưu hóa thủy lợi./.
Báo cáo của FAO khẳng định biến đổi khí hậu, nước và an ninh lương thực ngày càng liên quan chặt chẽ với nhau. Đây là nghiên cứu toàn diện về các nguồn tri thức khoa học đương đại liên quan đến hậu quả có thể thấy trước của biến đổi khí hậu đối với nguồn nước cho nông nghiệp.
Nguồn nước ở các sông và nguồn nước ngầm đang giảm nhanh ở khu vực Địa Trung Hải và các khu vực bán khô hạn ở châu Mỹ, châu Đại dương và miền Nam châu Phi. Biến đổi khí hậu cũng đã tác động đến nhiều khu vực đất nông nghiệp rộng lớn ở châu Á lâu nay vẫn phụ thuộc vào nguồn nước tan từ băng và tuyết trên núi; trong khi đó các vùng đồng bằng đông dân cư ở các lưu vực sông cũng đứng trước nguy cơ giảm các nguồn nước, quá trình mặn hóa gia tăng và nước biển dâng cao.
Việc mất các dòng sông băng, vốn cung cấp tới 40% lượng nước cho sản xuất nông nghiệp thế giới, sẽ tác động đến nguồn nước mặt cung cấp cho sản xuất nông nghiệp ở các khu vực sản xuất nông nghiệp chủ chốt.
Theo báo cáo của FAO, nhiệt độ Trái Đất tăng do biến đổi khí hậu sẽ khiến các vụ gieo trồng ở các vùng ôn đới bị kéo dài, nhưng lại làm cho các vụ gieo trồng ở những khu vực khác bị rút ngắn. Cùng với quá trình bốc hơi nước bị đẩy nhanh do nhiệt độ tăng, sự biến đổi mùa vụ này sẽ làm giảm sản lượng lương thực cũng như lượng nước cung cấp cho cây trồng. Đời sống của cộng đồng dân cư ở nông thôn cũng như an ninh lương thực của dân cư đô thị bị đe dọa.
Báo cáo của FAO cũng đưa ra kiến nghị các hành động để các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý nguồn nước khu vực và địa phương cũng như nông dân có thể thực hiện nhằm đối phó với những thách thức bắt nguồn từ biến đổi khí hậu.
Trước hết là cần tăng cường năng lực của các nước thực hiện chế độ hiệu quả “tài khoản nước,” biện pháp quản lý nguồn cung cấp nước, chuyển nhượng và các giao dịch về nước để thông tin các quyết định về quản lý và sử dụng nguồn nước; nông dân nghiên cứu thay đổi mô hình nông nghiệp để gieo trồng muộn hơn, giảm lượng nước sử dụng và tối ưu hóa thủy lợi./.
(TTXVN/Vietnam+)