Ngày 21/9, làn sóng biểu tình phản đối bộ phim có nội dung xúc phạm đạo Hồi và Nhà tiên tri Mohammed tiếp tục lan rộng khắp thế giới Hồi giáo.
Tại Pakistan, mặc dù chính phủ đã tuyên bố ngày 21/9 là ngày nghỉ lễ đột xuất để mọi người "thể hiện sự sùng kính với Nhà tiên tri Mohammed", đồng thời kêu gọi biểu tình hòa bình, song bạo lực vẫn xảy ra nghiêm trọng khi đám đông ném gạch đá, đốt phá các tòa nhà, rạp chiếu phim, nhà hàng, khách sạn, trong khi cảnh sát nổ súng và dùng hơi cay.
Ít nhất 17 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương trong các vụ xô xát giữa người biểu tình với cảnh sát, trong đó số người thiệt mạng ở thành phố Karachi là 12 và Peshawa là 5. Số người bị thương ở Karachi, Peshawa và thủ đô Islamabad lên tới 229 người. Các nhân chứng ước tính, hơn 45.000 người đã tham gia các biểu tình trên khắp Pakistan, chủ yếu là thành viên các đảng tôn giáo cánh hữu và những người ủng hộ các nhóm khủng bố đã bị cấm đoán.
Tại nhiều quốc gia Trung Đông và châu Á, hàng chục nghìn người Hồi giáo xuống đường biểu tình sau buỗi lễ cầu nguyện ngày Thứ Sáu. Đã hơn một tuần lễ trôi qua kể từ khi làn sóng biểu tình bùng phát phản đối bộ phim xúc phạm đạo Hồi và sau đó là những biếm họa về "Nhà tiên tri" trên một tờ báo Pháp, sự căng thẳng vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu. Trong bối cảnh đó, các phái bộ ngoại giao phương Tây ở các nước Hồi giáo đều tạm thời bị đóng cửa. Pháp đã đóng cửa các đại sứ quán, lãnh sự quán, trung tâm văn hóa, trường học,... ở 20 quốc gia Hồi giao do lo ngại sự giận dữ của người biểu tình sẽ chuyển từ các mục tiêu Mỹ sang Pháp.
Tình hình tại thành phố Benghazi của Lybia tiếp tục căng thẳng trong ngày 21/9. Theo nguồn tin từ các bệnh viện, đã có ít nhất 4 người thiệt mạng và 40 người bị thương khi nhiều người biểu tình ủng hộ chính phủ và phản đối các nhóm vũ trang xô xát với một đơn vị quân đội từng là nhóm nổi dậy.
Hàng trăm người biểu tình, trong đó một số có vũ trang, đã tấn công trụ sở của Lữ đoàn Raf Allah al-Sahati đóng tại một trang trại ở khu vực Hawari, cách trung tâm Benghazi khoảng 15 km. Lữ đoàn này là một nhóm Hồi giáo quy tụ các đối tượng nổi dậy trước đây, song hiện nằm dưới sự quản lý của Bộ Quốc phòng. Hai bên đã sử dụng vũ khí nhẹ và rốckét giao tranh trong hai giờ đồng hồ trước khi lữ đoàn trên quyết định rút khỏi căn cứ. Những người biểu tình sau đó xông vào đập phá căn cứ, mang đi nhiều vũ khí, đạn dược và trang thiết bị máy tính.
[Pakistan: Biểu tình phản đối phim phỉ báng đạo Hồi]
Trước đó, căn cứ của một nhóm Hồi giáo cứng rắn là Ansar al-Sharia tại Benghazi cũng bị hàng trăm người biểu tình tấn công. Ansar al-Sharia là nhóm bị cho là có dính líu đến vụ tấn công tòa nhà Lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi ngày 11/9 vừa qua làm 4 quan chức Mỹ thiệt mạng, trong đó có Đại sứ Mỹ tại Lybia Christopher Stevens. Tuy nhiên, nhóm này bác bỏ nghi ngờ trên. Vụ tấn công nhằm vào Ansar al-Sharia diễn ra sau khi ngày 21/9, khoảng 30.000 người dân Benghazi biểu tình phản đối các nhóm vũ trang "lộng hành", không trung thành với quân đội.
Ngày 21/9, tại cuộc gặp Ngoại trưởng Tunisia Rafik Abdesslem ở Washington, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nhấn mạnh rằng ưu tiên của Mỹ là bảo vệ các nhà ngoại giao, đồng thời kêu gọi chính phủ các nước bảo vệ các phái bộ ngoại giao nước ngoài ở những nước này./.
Tại Pakistan, mặc dù chính phủ đã tuyên bố ngày 21/9 là ngày nghỉ lễ đột xuất để mọi người "thể hiện sự sùng kính với Nhà tiên tri Mohammed", đồng thời kêu gọi biểu tình hòa bình, song bạo lực vẫn xảy ra nghiêm trọng khi đám đông ném gạch đá, đốt phá các tòa nhà, rạp chiếu phim, nhà hàng, khách sạn, trong khi cảnh sát nổ súng và dùng hơi cay.
Ít nhất 17 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương trong các vụ xô xát giữa người biểu tình với cảnh sát, trong đó số người thiệt mạng ở thành phố Karachi là 12 và Peshawa là 5. Số người bị thương ở Karachi, Peshawa và thủ đô Islamabad lên tới 229 người. Các nhân chứng ước tính, hơn 45.000 người đã tham gia các biểu tình trên khắp Pakistan, chủ yếu là thành viên các đảng tôn giáo cánh hữu và những người ủng hộ các nhóm khủng bố đã bị cấm đoán.
Tại nhiều quốc gia Trung Đông và châu Á, hàng chục nghìn người Hồi giáo xuống đường biểu tình sau buỗi lễ cầu nguyện ngày Thứ Sáu. Đã hơn một tuần lễ trôi qua kể từ khi làn sóng biểu tình bùng phát phản đối bộ phim xúc phạm đạo Hồi và sau đó là những biếm họa về "Nhà tiên tri" trên một tờ báo Pháp, sự căng thẳng vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu. Trong bối cảnh đó, các phái bộ ngoại giao phương Tây ở các nước Hồi giáo đều tạm thời bị đóng cửa. Pháp đã đóng cửa các đại sứ quán, lãnh sự quán, trung tâm văn hóa, trường học,... ở 20 quốc gia Hồi giao do lo ngại sự giận dữ của người biểu tình sẽ chuyển từ các mục tiêu Mỹ sang Pháp.
Tình hình tại thành phố Benghazi của Lybia tiếp tục căng thẳng trong ngày 21/9. Theo nguồn tin từ các bệnh viện, đã có ít nhất 4 người thiệt mạng và 40 người bị thương khi nhiều người biểu tình ủng hộ chính phủ và phản đối các nhóm vũ trang xô xát với một đơn vị quân đội từng là nhóm nổi dậy.
Hàng trăm người biểu tình, trong đó một số có vũ trang, đã tấn công trụ sở của Lữ đoàn Raf Allah al-Sahati đóng tại một trang trại ở khu vực Hawari, cách trung tâm Benghazi khoảng 15 km. Lữ đoàn này là một nhóm Hồi giáo quy tụ các đối tượng nổi dậy trước đây, song hiện nằm dưới sự quản lý của Bộ Quốc phòng. Hai bên đã sử dụng vũ khí nhẹ và rốckét giao tranh trong hai giờ đồng hồ trước khi lữ đoàn trên quyết định rút khỏi căn cứ. Những người biểu tình sau đó xông vào đập phá căn cứ, mang đi nhiều vũ khí, đạn dược và trang thiết bị máy tính.
[Pakistan: Biểu tình phản đối phim phỉ báng đạo Hồi]
Trước đó, căn cứ của một nhóm Hồi giáo cứng rắn là Ansar al-Sharia tại Benghazi cũng bị hàng trăm người biểu tình tấn công. Ansar al-Sharia là nhóm bị cho là có dính líu đến vụ tấn công tòa nhà Lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi ngày 11/9 vừa qua làm 4 quan chức Mỹ thiệt mạng, trong đó có Đại sứ Mỹ tại Lybia Christopher Stevens. Tuy nhiên, nhóm này bác bỏ nghi ngờ trên. Vụ tấn công nhằm vào Ansar al-Sharia diễn ra sau khi ngày 21/9, khoảng 30.000 người dân Benghazi biểu tình phản đối các nhóm vũ trang "lộng hành", không trung thành với quân đội.
Ngày 21/9, tại cuộc gặp Ngoại trưởng Tunisia Rafik Abdesslem ở Washington, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nhấn mạnh rằng ưu tiên của Mỹ là bảo vệ các nhà ngoại giao, đồng thời kêu gọi chính phủ các nước bảo vệ các phái bộ ngoại giao nước ngoài ở những nước này./.
(TTXVN)