Công an thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương vừa tiếp nhận đơn tố cáo của hơn 100 cá nhân và người đại diện cho tập thể đòi kiện chi nhánh Công ty Đ.H.P đóng tại đường Thủ Khoa Huân, phường An Thạnh, thị xã Thuận An, trụ sở chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã thu tiền của nhân viên ít nhất 2,8 triệu đồng, thậm chí có người mất hàng chục triệu đồng đóng cho Công ty Đ.H.P để mở gian hàng “ảo” trên trang thương mại điện tử.
Theo những người tố cáo: Công ty Đ.H.P rao tuyển dụng nhân viên với điều kiện làm việc không gò bó thời gian và chỉ cần đóng 2,8 triệu đồng chi phí mở một gian hàng trên mạng, 6 triệu đồng lập một trang web thương mại điện tử và khi trở thành nhân viên Vip thì mức thu nhập mỗi tháng thấp nhất 20 triệu đồng, đến 150 triệu đồng/tháng. Chiến lược kinh doanh Công ty Đ.H.P quá hấp dẫn khiến hàng trăm người, trong đó phần đông là công nhân do thiếu hiếu biết về mạng điện tử đã tham gia đóng tiền để rồi “sập bẫy” trang mạng thương mại điện tử “ảo” này.
Một trong những nạn nhân của trang thương mại điện tử “ảo” là chị Trương Thị Hường, 23 tuổi, quê ở Nghệ An. Chị Hường cho biết qua thông tin tuyển dụng tại trung tâm giới thiệu việc chị biết Công ty Đ.H.P cần nhân viên kinh doanh. Điều kiện là phải đóng 2,8 triệu đồng (gọi lại tiền chi phí trở thành hội viên). Nếu sau này không muốn làm việc nữa sẽ rút lại tiền và chỉ mất phí 100.000 đồng. Khi trở thành hội viên mà giới thiệu thêm người khác tham gia đóng 2,8 triệu đồng thì người “môi giới” được Công ty Đ.H.P trích lại huê hồng 600.000 đồng. Giới thiệu người mở trang Web với chi phí 6 triệu đồng thì được hưởng 1,5 triệu đồng.”
Hấp dẫn hơn, hàng loạt chính sách ưu đãi từ phía công ty như cấp thẻ ATM đa năng, một thẻ mua sắm giảm 20% và một thẻ du lịch giảm 100%/lần/tháng ở Đà Lạt... Nếu trở thành nhân viên Vip 3 lần (mỗi Vip 58 người) thì công ty hỗ trợ 16 triệu đồng tiền mặt mua laptop. Trở thành 8 Vip thì cho ngay 50 triệu đồng mua xe và 12 Vip thì được một ngân hàng hỗ trợ 500 triệu đồng vay không chịu lãi suất để mua căn hộ.
Chị Hường cho biết thêm lúc đầu tôi không tin lắm nhưng để thuyết phục chúng tôi, Công ty Đ.H.P đưa ra Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, kèm theo một Đề án “Thương mại điện tử” do Chính phủ phát động và công ty có trưng ra tờ giấy điều lệ vốn lên đến 10 tỷ đồng.
“Lúc đó tôi đóng vào công ty 2,8 triệu đồng và được cấp chứng nhận ngày 15/2/2012 do Giám đốc N.T.K ký tên để trở thành hội viên. Từ tháng Hai đến tháng Bảy năm nay, sau hơn 5 tháng làm việc, Hường trực tiếp môi giới cho 20 người (phần lớn người thân, bạn bè và đồng nghiệp); trong đó có người đóng ít nhất 2,8 triệu đồng để mở “sàn” (gian hàng) trên trang mạng điện tử của Công ty Đ.H.P. Thấy Hường “lợi hại,” Công ty khuyên Hường nâng gian hàng “ảo” lên bốn sàn với mỗi sàn đóng 2,8 triệu đồng để tăng thêm thu nhập. Đến nay, ngoài 20 người do Hường giới thiệu, số người này còn lôi kéo thêm 28 người khác cùng tham gia nhưng không ngờ tất cả chúng tôi đã bị lừa,” Hường bức xúc nói.
Để kiểm chứng trang thương mại điện tử này, Hường đăng nhập (nickname và password) do Công ty Đ.H.P cung cấp cho nhân viên để mỗi người vào trang mạng khi cần giao dịch. Thật quá bất ngờ, trên sàn (hay gọi gian hàng) của Hường không hề có bất kỳ sản phẩm nào mà chỉ thấy một danh sách dài dằng dặc số lượng người tham gia trông như chi nhánh phả hệ của một dòng họ (thống kê tên người với nhiều chi nhánh đa cấp). Tính riêng hệ thống “sàn thương mại điện tử” do Hường quản lý tổng cộng lên đến 48 người.
Ngoài Hường, hệ thống do anh Lâm Văn Hợp, 29 tuổi quê ở Cà Mau cũng dính vào “bán hàng ảo” trên trạng mạng của Công ty Đ.H.P cũng kéo dài đến 14 người, trong đó có rất nhiều người đóng 6 triệu để mở trang web.
Anh Hợp bức xúc cho biết Công ty không hề giao cho bất kỳ sản phẩm nào để rao bán mà chỉ giao nhiệm vụ đi “chiêu dụ” người khác đóng tiền vào công ty để mở “gian hàng ảo.” Hóa ra là chúng tôi đi bán sản phẩm là “con người” với nhau?! Hệ thống “sàn thương mại điện tử" của Lê Văn Quý, nhân viên Công ty Đ.H.P còn khiếp hơn lên đến 50 người, nhưng tất cả đều rơi vào hoàn cảnh điêu đứng tương tự.
Điều đáng nói, đây là trang thương mại điện tử hoạt động “ảo” thiếu thực tế. Thế nhưng thời gian qua tại các trung tâm giới thiệu việc Công ty Đ.H.P liên tục gia tăng phát tờ rơi, tờ bướm “đăng đàn” tuyển dụng nhân viên với mức lương hậu hĩnh nhằm chiêu dụ những người thiếu hiểu biết, trong đó phần đông công nhân đã bị “sập bẫy.”
Chị Hường thừa nhận: “Càng làm tôi càng nhận ra việc làm của mình thiếu thực tế.” Ngay sau khi nhận biết sai lầm này, tôi yêu cầu công ty trả lại tiền đóng phí mở bốn gian hàng trên mạng là hơn 10 triệu đồng. Nhưng đến nay, Công ty vẫn chây ỳ không chịu trả, còn đưa ra điều kiện buộc tôi phải chuyển nhượng sàn (gian hàng) cho người khác mới được cho rút tiền nhưng chỉ rút còn lại 1,7 triệu đồng/sàn.
“Bây giờ những người tôi giới thiệu, họ mất tiền, bị lừa nên họ chửi tôi rất thậm tệ. Hường tiết lộ, ngoài tự mở bốn sàn, chị còn tham gia làm cổ đông, đến nay ước thiệt hại khoảng 20 triệu đồng, ngoài ra chưa tính năm tháng làm không công,” Hường tường trình lại sự việc.
Trao đổi với chúng tôi, Trung tá Võ Văn Hồng, Phó trưởng Công an thị xã Thuận An cho biết nhiều công nhân ít hiểu biết về pháp luật, không nắm rõ thông tin kinh doanh trên mạng điện tử nên đã bị kẻ xấu lợi dụng. “Hiện vụ việc đang được công an tổ chức điều tra làm rõ,” ông Hồng cho hay.
Trong khi đó, Trung tâm xúc tiến thương mại thuộc Sở Công thương tỉnh Bình Dương cũng xác nhận việc hàng trăm người đóng tiền lập gian hàng trên mạng nhưng hoạt động với hình thức kinh doanh bán hàng “ảo” (không có giao nhận hàng hóa) là hình vi lừa đảo thấy rõ. Hành vi này vi phạm nghiêm trọng Luật Thương mại Việt Nam.
Việc hàng trăm người tham gia đóng tiền, lên tới hàng chục triệu đồng cho một trang thương mại điện tử “ảo” được xem là trò kinh doanh bịp bợm, lừa đảo trắng trợn./.
Theo những người tố cáo: Công ty Đ.H.P rao tuyển dụng nhân viên với điều kiện làm việc không gò bó thời gian và chỉ cần đóng 2,8 triệu đồng chi phí mở một gian hàng trên mạng, 6 triệu đồng lập một trang web thương mại điện tử và khi trở thành nhân viên Vip thì mức thu nhập mỗi tháng thấp nhất 20 triệu đồng, đến 150 triệu đồng/tháng. Chiến lược kinh doanh Công ty Đ.H.P quá hấp dẫn khiến hàng trăm người, trong đó phần đông là công nhân do thiếu hiếu biết về mạng điện tử đã tham gia đóng tiền để rồi “sập bẫy” trang mạng thương mại điện tử “ảo” này.
Một trong những nạn nhân của trang thương mại điện tử “ảo” là chị Trương Thị Hường, 23 tuổi, quê ở Nghệ An. Chị Hường cho biết qua thông tin tuyển dụng tại trung tâm giới thiệu việc chị biết Công ty Đ.H.P cần nhân viên kinh doanh. Điều kiện là phải đóng 2,8 triệu đồng (gọi lại tiền chi phí trở thành hội viên). Nếu sau này không muốn làm việc nữa sẽ rút lại tiền và chỉ mất phí 100.000 đồng. Khi trở thành hội viên mà giới thiệu thêm người khác tham gia đóng 2,8 triệu đồng thì người “môi giới” được Công ty Đ.H.P trích lại huê hồng 600.000 đồng. Giới thiệu người mở trang Web với chi phí 6 triệu đồng thì được hưởng 1,5 triệu đồng.”
Hấp dẫn hơn, hàng loạt chính sách ưu đãi từ phía công ty như cấp thẻ ATM đa năng, một thẻ mua sắm giảm 20% và một thẻ du lịch giảm 100%/lần/tháng ở Đà Lạt... Nếu trở thành nhân viên Vip 3 lần (mỗi Vip 58 người) thì công ty hỗ trợ 16 triệu đồng tiền mặt mua laptop. Trở thành 8 Vip thì cho ngay 50 triệu đồng mua xe và 12 Vip thì được một ngân hàng hỗ trợ 500 triệu đồng vay không chịu lãi suất để mua căn hộ.
Chị Hường cho biết thêm lúc đầu tôi không tin lắm nhưng để thuyết phục chúng tôi, Công ty Đ.H.P đưa ra Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, kèm theo một Đề án “Thương mại điện tử” do Chính phủ phát động và công ty có trưng ra tờ giấy điều lệ vốn lên đến 10 tỷ đồng.
“Lúc đó tôi đóng vào công ty 2,8 triệu đồng và được cấp chứng nhận ngày 15/2/2012 do Giám đốc N.T.K ký tên để trở thành hội viên. Từ tháng Hai đến tháng Bảy năm nay, sau hơn 5 tháng làm việc, Hường trực tiếp môi giới cho 20 người (phần lớn người thân, bạn bè và đồng nghiệp); trong đó có người đóng ít nhất 2,8 triệu đồng để mở “sàn” (gian hàng) trên trang mạng điện tử của Công ty Đ.H.P. Thấy Hường “lợi hại,” Công ty khuyên Hường nâng gian hàng “ảo” lên bốn sàn với mỗi sàn đóng 2,8 triệu đồng để tăng thêm thu nhập. Đến nay, ngoài 20 người do Hường giới thiệu, số người này còn lôi kéo thêm 28 người khác cùng tham gia nhưng không ngờ tất cả chúng tôi đã bị lừa,” Hường bức xúc nói.
Để kiểm chứng trang thương mại điện tử này, Hường đăng nhập (nickname và password) do Công ty Đ.H.P cung cấp cho nhân viên để mỗi người vào trang mạng khi cần giao dịch. Thật quá bất ngờ, trên sàn (hay gọi gian hàng) của Hường không hề có bất kỳ sản phẩm nào mà chỉ thấy một danh sách dài dằng dặc số lượng người tham gia trông như chi nhánh phả hệ của một dòng họ (thống kê tên người với nhiều chi nhánh đa cấp). Tính riêng hệ thống “sàn thương mại điện tử” do Hường quản lý tổng cộng lên đến 48 người.
Ngoài Hường, hệ thống do anh Lâm Văn Hợp, 29 tuổi quê ở Cà Mau cũng dính vào “bán hàng ảo” trên trạng mạng của Công ty Đ.H.P cũng kéo dài đến 14 người, trong đó có rất nhiều người đóng 6 triệu để mở trang web.
Anh Hợp bức xúc cho biết Công ty không hề giao cho bất kỳ sản phẩm nào để rao bán mà chỉ giao nhiệm vụ đi “chiêu dụ” người khác đóng tiền vào công ty để mở “gian hàng ảo.” Hóa ra là chúng tôi đi bán sản phẩm là “con người” với nhau?! Hệ thống “sàn thương mại điện tử" của Lê Văn Quý, nhân viên Công ty Đ.H.P còn khiếp hơn lên đến 50 người, nhưng tất cả đều rơi vào hoàn cảnh điêu đứng tương tự.
Điều đáng nói, đây là trang thương mại điện tử hoạt động “ảo” thiếu thực tế. Thế nhưng thời gian qua tại các trung tâm giới thiệu việc Công ty Đ.H.P liên tục gia tăng phát tờ rơi, tờ bướm “đăng đàn” tuyển dụng nhân viên với mức lương hậu hĩnh nhằm chiêu dụ những người thiếu hiểu biết, trong đó phần đông công nhân đã bị “sập bẫy.”
Chị Hường thừa nhận: “Càng làm tôi càng nhận ra việc làm của mình thiếu thực tế.” Ngay sau khi nhận biết sai lầm này, tôi yêu cầu công ty trả lại tiền đóng phí mở bốn gian hàng trên mạng là hơn 10 triệu đồng. Nhưng đến nay, Công ty vẫn chây ỳ không chịu trả, còn đưa ra điều kiện buộc tôi phải chuyển nhượng sàn (gian hàng) cho người khác mới được cho rút tiền nhưng chỉ rút còn lại 1,7 triệu đồng/sàn.
“Bây giờ những người tôi giới thiệu, họ mất tiền, bị lừa nên họ chửi tôi rất thậm tệ. Hường tiết lộ, ngoài tự mở bốn sàn, chị còn tham gia làm cổ đông, đến nay ước thiệt hại khoảng 20 triệu đồng, ngoài ra chưa tính năm tháng làm không công,” Hường tường trình lại sự việc.
Trao đổi với chúng tôi, Trung tá Võ Văn Hồng, Phó trưởng Công an thị xã Thuận An cho biết nhiều công nhân ít hiểu biết về pháp luật, không nắm rõ thông tin kinh doanh trên mạng điện tử nên đã bị kẻ xấu lợi dụng. “Hiện vụ việc đang được công an tổ chức điều tra làm rõ,” ông Hồng cho hay.
Trong khi đó, Trung tâm xúc tiến thương mại thuộc Sở Công thương tỉnh Bình Dương cũng xác nhận việc hàng trăm người đóng tiền lập gian hàng trên mạng nhưng hoạt động với hình thức kinh doanh bán hàng “ảo” (không có giao nhận hàng hóa) là hình vi lừa đảo thấy rõ. Hành vi này vi phạm nghiêm trọng Luật Thương mại Việt Nam.
Việc hàng trăm người tham gia đóng tiền, lên tới hàng chục triệu đồng cho một trang thương mại điện tử “ảo” được xem là trò kinh doanh bịp bợm, lừa đảo trắng trợn./.
Dương Chí Tưởng (TTXVN)