Để nâng cao năng lực cạnh tranh, giữ vững thương hiệu du lịch Bình Thuận, Tỉnh ủy Bình Thuận có nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch đến năm 2015.
Bình Thuận đang khẩn trương hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tập trung nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch hiện có, phát triển các sản phẩm du lịch mới, chú trọng trước hết là những sản phẩm đặc trưng của địa phương, khai thác tối đa những lợi thế của tỉnh về biển đảo, sông hồ, đồi núi...
Bên cạnh đó, Bình Thuận tiếp tục đầu tư cải tạo, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật; tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch; đẩy mạnh việc liên kết với các tỉnh lân cận, trước mắt là vùng Thành phố Hồ Chí Minh - Bà Rịa-Vũng Tàu - Bình Thuận - Lâm Đồng để hình thành các tour du lịch hấp dẫn thu hút khách.
Tỉnh phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - lịch sử..., từng bước đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phong phú, đa dạng của du khách, xây dựng môi trường du lịch an toàn, văn minh, thân thiện.
Cùng với đó, tỉnh làm tốt công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến đầu tư du lịch, giới thiệu hình ảnh và tiềm năng du lịch trên các kênh truyền thông quốc gia và quốc tế; nâng cao chất lượng và tổ chức tốt các sự kiện văn hóa, thể thao và hoạt động lễ hội trên địa bàn.
Tỉnh phấn đấu năm 2015 thu hút ít nhất 4,5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế từ 500.000 lượt khách trở lên; doanh thu từ du lịch đạt hơn 7.500 tỷ đồng.
Trong giai đoạn 2011-2015, Bình Thuận phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 12%/năm về lượng khách, trong đó khách quốc tế tăng hơn 15%/năm và doanh thu từ du lịch tăng hơn 20% mỗi năm.
Toàn tỉnh hiện có 404 dự án du lịch còn hiệu lực (trong đó có 35 dự án đầu tư nước ngoài), với diện tích hơn 8.410ha, tổng vốn đăng ký 61.372 tỷ đồng.
Hiện có 124 dự án du lịch, trong đó có 13 dự án nước ngoài đã hoàn thành đi vào hoạt động, chủ yếu khai thác các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, dịch vụ spa, tắm bùn, thể thao trên biển...; số còn lại đang làm thủ tục và triển khai xây dựng.
Bên cạnh đó, một số làng nghề, lễ hội truyền thống, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các loại hình kinh doanh du lịch, dịch vụ, lữ hành phát triển ngày càng phong phú, hấp dẫn, đã thu hút và kéo dài thời gian đến tham quan, lưu trú của khách du lịch trong và ngoài nước.
Năm 2011, dự kiến lượng khách đến du lịch tại Bình Thuận khoảng 3 triệu lượt người, trong đó 15% là khách quốc tế, ước doanh thu đạt 2.800 tỷ đồng./.
Bình Thuận đang khẩn trương hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tập trung nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch hiện có, phát triển các sản phẩm du lịch mới, chú trọng trước hết là những sản phẩm đặc trưng của địa phương, khai thác tối đa những lợi thế của tỉnh về biển đảo, sông hồ, đồi núi...
Bên cạnh đó, Bình Thuận tiếp tục đầu tư cải tạo, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật; tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch; đẩy mạnh việc liên kết với các tỉnh lân cận, trước mắt là vùng Thành phố Hồ Chí Minh - Bà Rịa-Vũng Tàu - Bình Thuận - Lâm Đồng để hình thành các tour du lịch hấp dẫn thu hút khách.
Tỉnh phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - lịch sử..., từng bước đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phong phú, đa dạng của du khách, xây dựng môi trường du lịch an toàn, văn minh, thân thiện.
Cùng với đó, tỉnh làm tốt công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến đầu tư du lịch, giới thiệu hình ảnh và tiềm năng du lịch trên các kênh truyền thông quốc gia và quốc tế; nâng cao chất lượng và tổ chức tốt các sự kiện văn hóa, thể thao và hoạt động lễ hội trên địa bàn.
Tỉnh phấn đấu năm 2015 thu hút ít nhất 4,5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế từ 500.000 lượt khách trở lên; doanh thu từ du lịch đạt hơn 7.500 tỷ đồng.
Trong giai đoạn 2011-2015, Bình Thuận phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 12%/năm về lượng khách, trong đó khách quốc tế tăng hơn 15%/năm và doanh thu từ du lịch tăng hơn 20% mỗi năm.
Toàn tỉnh hiện có 404 dự án du lịch còn hiệu lực (trong đó có 35 dự án đầu tư nước ngoài), với diện tích hơn 8.410ha, tổng vốn đăng ký 61.372 tỷ đồng.
Hiện có 124 dự án du lịch, trong đó có 13 dự án nước ngoài đã hoàn thành đi vào hoạt động, chủ yếu khai thác các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, dịch vụ spa, tắm bùn, thể thao trên biển...; số còn lại đang làm thủ tục và triển khai xây dựng.
Bên cạnh đó, một số làng nghề, lễ hội truyền thống, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các loại hình kinh doanh du lịch, dịch vụ, lữ hành phát triển ngày càng phong phú, hấp dẫn, đã thu hút và kéo dài thời gian đến tham quan, lưu trú của khách du lịch trong và ngoài nước.
Năm 2011, dự kiến lượng khách đến du lịch tại Bình Thuận khoảng 3 triệu lượt người, trong đó 15% là khách quốc tế, ước doanh thu đạt 2.800 tỷ đồng./.
Tấn Hùng (TTXVN/Vietnam+)