Ngày 27/10, Chính phủ thiểu số và đảng Dân chủ Xã hội đối lập lớn ở Bồ Đào Nha đã kết thúc các cuộc đàm phán kéo dài về ngân sách "thắt lưng buộc bụng" năm 2011, nhưng không thống nhất được lập trường chung về vấn đề này.
Phát biểu với báo giới, trưởng đoàn đàm phán đảng đối lập Eduardo Catroga tuyên bố ông không còn việc gì phải làm trong tiến trình đàm phán về ngân sách, do thái độ "thiếu linh hoạt" của phe cầm quyền.
Tuy nhiên, chính khách từng là bộ trưởng tài chính này cũng không khẳng định đảng Dân chủ Xã hội có ngừng đàm phán hay không.
Giống như Hy Lạp, Ireland và Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cũng đang rơi vào khủng hoảng nợ nghiêm trọng, có thể làm sụp đổ một trong những nền kinh tế lớn trong Liên minh châu Âu này.
Để vượt qua thời kỳ khó khăn hiện nay, Chính phủ của Thủ tướng Jose Socrates lên kế hoạch giảm thâm hụt ngân sách nhà nước từ 7,3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm nay xuống 4,6% trong năm tới thông qua một loạt biện pháp "khắc khổ", trong đó chủ yếu là tăng thuế. Ông đã nhiều lần tuyên bố sẽ từ chức nếu kế hoạch này không giành được sự ủng hộ của Quốc hội.
Do không chiếm đa số trong Quốc hội, Chính phủ của Thủ tướng Socrates cần sự ủng hộ của đảng Dân chủ Xã hội, ít nhất dưới hình thức bỏ phiếu trắng, để kế hoạch trên được thông qua tại cơ quan lập pháp.
Dự kiến Quốc hội Bồ Đào Nha sẽ bỏ phiếu thông qua kế hoạch này lần đầu vào ngày 3/11 tới.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, đảng Dân chủ Xã hội vẫn đòi thay đổi một số điểm trong kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" như tăng 22% thuế giá trị gia tăng (VAT), chứ không phải 23% như đề xuất của chính phủ và ngừng một số dự án quan trọng, trong đó có xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối Lisbon với thủ đô Madrid của Tây Ban Nha.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Fernando Teixeira dos Santos tiết lộ Lisbon đã rất nỗ lực, nhưng không sẵn sàng chấp nhận những đòi hỏi của đảng Dân chủ xã hội.
Các nhà quan sát lo ngại việc cả hai đảng liên quan không phát tín hiệu quay lại bàn thương lượng trước ngày Quốc hội bỏ phiếu thông qua dự thảo ngân sách 2011 có thể đẩy Bồ Đào Nha vào khủng hoảng chính trị và khiến phí tổn vay mượn của nước này tăng mạnh.
Lãi suất trái phiếu chính phủ của Bồ Đào Nha đã tăng mạnh ngay sau khi có tin đàm phán giữa chính phủ và đảng đối lập chính về ngân sách 2010 đổ vỡ./.
Phát biểu với báo giới, trưởng đoàn đàm phán đảng đối lập Eduardo Catroga tuyên bố ông không còn việc gì phải làm trong tiến trình đàm phán về ngân sách, do thái độ "thiếu linh hoạt" của phe cầm quyền.
Tuy nhiên, chính khách từng là bộ trưởng tài chính này cũng không khẳng định đảng Dân chủ Xã hội có ngừng đàm phán hay không.
Giống như Hy Lạp, Ireland và Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cũng đang rơi vào khủng hoảng nợ nghiêm trọng, có thể làm sụp đổ một trong những nền kinh tế lớn trong Liên minh châu Âu này.
Để vượt qua thời kỳ khó khăn hiện nay, Chính phủ của Thủ tướng Jose Socrates lên kế hoạch giảm thâm hụt ngân sách nhà nước từ 7,3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm nay xuống 4,6% trong năm tới thông qua một loạt biện pháp "khắc khổ", trong đó chủ yếu là tăng thuế. Ông đã nhiều lần tuyên bố sẽ từ chức nếu kế hoạch này không giành được sự ủng hộ của Quốc hội.
Do không chiếm đa số trong Quốc hội, Chính phủ của Thủ tướng Socrates cần sự ủng hộ của đảng Dân chủ Xã hội, ít nhất dưới hình thức bỏ phiếu trắng, để kế hoạch trên được thông qua tại cơ quan lập pháp.
Dự kiến Quốc hội Bồ Đào Nha sẽ bỏ phiếu thông qua kế hoạch này lần đầu vào ngày 3/11 tới.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, đảng Dân chủ Xã hội vẫn đòi thay đổi một số điểm trong kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" như tăng 22% thuế giá trị gia tăng (VAT), chứ không phải 23% như đề xuất của chính phủ và ngừng một số dự án quan trọng, trong đó có xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối Lisbon với thủ đô Madrid của Tây Ban Nha.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Fernando Teixeira dos Santos tiết lộ Lisbon đã rất nỗ lực, nhưng không sẵn sàng chấp nhận những đòi hỏi của đảng Dân chủ xã hội.
Các nhà quan sát lo ngại việc cả hai đảng liên quan không phát tín hiệu quay lại bàn thương lượng trước ngày Quốc hội bỏ phiếu thông qua dự thảo ngân sách 2011 có thể đẩy Bồ Đào Nha vào khủng hoảng chính trị và khiến phí tổn vay mượn của nước này tăng mạnh.
Lãi suất trái phiếu chính phủ của Bồ Đào Nha đã tăng mạnh ngay sau khi có tin đàm phán giữa chính phủ và đảng đối lập chính về ngân sách 2010 đổ vỡ./.
(TTXVN/Vietnam+)