Ngoại trưởng Bolivia, David Choquehuanca, ngày 7/7 cảnh báo nước này có thể sẽ xem xét lại các hiệp ước quốc tế nếu các nước châu Âu đã ngăn cản chuyên cơ của Tổng thống Evo Morales không xin lỗi và giải thích vụ việc này.
Phát biểu trên truyền hình, ông Choquehuanca khẳng định chủ nghĩa tư bản không chỉ gây ra khủng hoảng lương thực, năng lượng, tài chính mà còn gây ra khủng hoảng về thể chế với việc Pháp, Tây Ban Nha, Italy và Bồ Đào Nha đóng cửa bầu trời đối với máy bay chở Tổng thống Morales trên đường về nước sau khi thăm Nga, vì nghi ngờ trên chuyên cơ có cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden.
[Máy bay của Tổng thống Bolivia bị cấm vì Snowden]
Theo ông, thế giới đang có “cơ hội lớn” để thảo luận tìm ra những “điểm yếu” của các hiệp ước quốc tế.
Theo Bộ trưởng, Bolivia hoàn thành thủ tục xin phép chuyên cơ bay qua châu Âu 10 ngày trước chuyến bay. Trước khi máy bay cất cánh tại Mátxcơva, Bolivia chỉ nhận được thông báo rút phép của Bồ Đào Nha. Khi máy bay tới gần không phận của Pháp mới nhận được thông báo hủy phép của nước này. Italy cũng đóng cửa không phận để “phù hợp với quyết định của Pháp.”
Trước tình huống trên, chuyên cơ phải hạ cánh khẩn cấp tại Áo và Tổng thống Morales phải chờ hơn 13 tiếng tại sân bay cho tới khi lệnh đóng cửa không phận được bãi bỏ.
Đặc biệt Bolivia tố Tây Ban Nha đặt điều kiện khám xét chuyên cơ tại Áo để mở cửa không phận.
Theo ông, các hành động trên của không phải là sự “tình cờ đơn thuần,” vì vậy Bolivia đòi xác định những người chịu trách nhiệm về hành vi “gây hấn” chống Bolivia.
Cho đến nay, Bolivia vẫn chưa nhận được những giải thích thỏa đáng của bốn quốc gia châu Âu. Trong tuần này, Bộ ngoại giao Bolivia sẽ triệu tập đại sứ các nước này để yêu cầu làm rõ sự việc.
Sự cố trên đã gây ra khủng hoảng ngoại giao giữa Mỹ Latinh và các nước châu Âu kể trên. Một cuộc họp khẩn cấp của các tổng thống Nam Mỹ đã được tổ chức tại Bolivia và thông qua tuyên bố lên án vụ việc. Các tổ chức như Cộng đồng các nước Mỹ Latinh và Caribe (CELAC), Liên minh Bolivia cho các dân tộc châu Mỹ (Alba), Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) đã ra thông cáo phản đối những gì đã xảy ra đối với Tổng thống Morales.
Theo kế hoạch, trong tuần này, Hội đồng thường trực của Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) sẽ tổ chức họp bất thường để thảo luận vụ việc trên.
Để phản đối hành động vi phạm pháp luật quốc tế và đe dọa tới tính mạng của Tổng thống Morales, nhà lãnh đạo cánh tả này tuyên bố sẵn sàng cho Snowden tị nạn nhân đạo nếu được yêu cầu chính thức./.
Phát biểu trên truyền hình, ông Choquehuanca khẳng định chủ nghĩa tư bản không chỉ gây ra khủng hoảng lương thực, năng lượng, tài chính mà còn gây ra khủng hoảng về thể chế với việc Pháp, Tây Ban Nha, Italy và Bồ Đào Nha đóng cửa bầu trời đối với máy bay chở Tổng thống Morales trên đường về nước sau khi thăm Nga, vì nghi ngờ trên chuyên cơ có cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden.
[Máy bay của Tổng thống Bolivia bị cấm vì Snowden]
Theo ông, thế giới đang có “cơ hội lớn” để thảo luận tìm ra những “điểm yếu” của các hiệp ước quốc tế.
Theo Bộ trưởng, Bolivia hoàn thành thủ tục xin phép chuyên cơ bay qua châu Âu 10 ngày trước chuyến bay. Trước khi máy bay cất cánh tại Mátxcơva, Bolivia chỉ nhận được thông báo rút phép của Bồ Đào Nha. Khi máy bay tới gần không phận của Pháp mới nhận được thông báo hủy phép của nước này. Italy cũng đóng cửa không phận để “phù hợp với quyết định của Pháp.”
Trước tình huống trên, chuyên cơ phải hạ cánh khẩn cấp tại Áo và Tổng thống Morales phải chờ hơn 13 tiếng tại sân bay cho tới khi lệnh đóng cửa không phận được bãi bỏ.
Đặc biệt Bolivia tố Tây Ban Nha đặt điều kiện khám xét chuyên cơ tại Áo để mở cửa không phận.
Theo ông, các hành động trên của không phải là sự “tình cờ đơn thuần,” vì vậy Bolivia đòi xác định những người chịu trách nhiệm về hành vi “gây hấn” chống Bolivia.
Cho đến nay, Bolivia vẫn chưa nhận được những giải thích thỏa đáng của bốn quốc gia châu Âu. Trong tuần này, Bộ ngoại giao Bolivia sẽ triệu tập đại sứ các nước này để yêu cầu làm rõ sự việc.
Sự cố trên đã gây ra khủng hoảng ngoại giao giữa Mỹ Latinh và các nước châu Âu kể trên. Một cuộc họp khẩn cấp của các tổng thống Nam Mỹ đã được tổ chức tại Bolivia và thông qua tuyên bố lên án vụ việc. Các tổ chức như Cộng đồng các nước Mỹ Latinh và Caribe (CELAC), Liên minh Bolivia cho các dân tộc châu Mỹ (Alba), Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) đã ra thông cáo phản đối những gì đã xảy ra đối với Tổng thống Morales.
Theo kế hoạch, trong tuần này, Hội đồng thường trực của Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) sẽ tổ chức họp bất thường để thảo luận vụ việc trên.
Để phản đối hành động vi phạm pháp luật quốc tế và đe dọa tới tính mạng của Tổng thống Morales, nhà lãnh đạo cánh tả này tuyên bố sẵn sàng cho Snowden tị nạn nhân đạo nếu được yêu cầu chính thức./.
Quang Sơn/Buenos Aires (Vietnam+)