Mạng tin Dự báo Thị trường (Anh) mới đây dẫn lời chuyên gia Peter Krauth dự báo giá vàng trong tương lai có thể tăng lên 1.900 USD/ounce, so với mức 1.390 USD/ounce hiện nay, vì bốn lý do chính.
Lạm phát
Các chiến dịch kích thích tăng trưởng kinh tế trên toàn cầu sẽ gây ra lạm phát - nhân tố kích động giá vàng. Trong hai năm qua, các ngân hàng trung ương của Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nước khác đã tìm cách tăng chi tiêu đồng thời in thêm tiền mặt.
Hàng nghìn tỷ USD thanh khoản đã được bơm vào nền kinh tế toàn cầu, khiến lạm phát tăng vọt. Trên thực tế giá cả đã tăng mạnh đối với hai mặt hàng thực phẩm và nhiên liệu, mà Chính phủ Mỹ không đưa vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI) với lý do chúng "nhiều biến động."
Chiến dịch bơm thanh khoản đợt 2 trị giá 600 tỷ USD (QE2) của Mỹ đã không thể thúc đẩy nền kinh tế và giảm thất nghiệp như mong muốn. Thay vào đó, luồng "tiền nóng" chảy sang các nền kinh tế đang nổi, nơi chúng được đổ vào các mặt hàng giữ giá như vàng.
Với một QE2 không hiệu quả, rất có thể Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) lại in thêm tiền để thực hiện các chiến dịch QE3, QE4... Lạm phát sẽ bám rễ và lây lan như virus, khi đó sẽ khó ngăn chặn.
FED sẽ phải đối phó bằng cách tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát và chặn đà tăng trưởng tín dụng. Nhưng phản ứng của các ngân hàng trung ương thường bất ngờ và quá chậm, mà sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers là một ví dụ.
Sự mất lòng tin vào đồng USD sẽ khiến giá trái phiếu chính phủ Mỹ giảm mạnh và lãi suất tăng vọt. Cứ 18 ngày Mỹ lại phát hành các loại giấy tờ ghi nợ tương đương giá trị sản lượng vàng khai thác 1 năm; và mỗi năm nước Mỹ vay nợ tương tương 1/3 tổng số lượng vàng hiện có trên thế giới.
Cung yếu
Bất chấp giá vàng đang ở mức cao kỷ lục, các công ty khai thác không thể đáp ứng đủ mức cầu. Trong giai đoạn 1997-2001, các công ty chỉ khai thác quặng vàng hàm lượng cao, do giá vàng thời kỳ này xuống thấp kỷ lục.
Nhưng kể từ năm 2001 đến nay, giá vàng tăng liên tục và các công ty chuyển sang khai thác quặng có phẩm cấp thấp, dẫn đến sản lượng vàng giảm. Trong 5 năm qua, phẩm cấp quặng vàng giảm tới 30%, từ 1,8 g vàng/tấn quặng xuống còn 1,3 g/tấn.
Các nguồn quặng vàng được phát hiện gần đây chỉ có hàm lượng khoảng 0,6 g/tấn, đồng nghĩa với việc để bù đắp sản lượng vàng với phẩm cấp quặng hiện nay các công ty sẽ phải khai thác khối lượng quặng gấp đôi. Giá trị của vàng lên cao đến nỗi hàng triệu tấn quặng trước đây được coi là phế phẩm của ngành khai mỏ, nay được tính cả vào vàng trữ lượng trong lòng đất.
Dưới góc độ kinh tế, mỗi khi cầu tăng thì cung sẽ tăng theo, qua đó giữ giá ổn định. Tuy nhiên điều này không xảy ra với vàng, đơn giản là vì không có nguồn quặng mới đủ để tăng sản lượng khai thác và thay thế lượng vàng đi vào tiêu dùng. Trong năm qua, sản lượng vàng thế giới chỉ tăng được 3%, trong khi giá tăng 20%.
Cầu bùng nổ
Trung Quốc và Ấn Độ, chiếm 35% dân số thế giới, là hai quốc gia ưa chuộng vàng, trong đó Ấn Độ luôn là nước tiêu thụ vàng nhiều nhất thế giới. Năm ngoái, Ấn Độ nhập khẩu gần 500 tấn vàng. Trong 9 tháng đầu năm 2010 mức nhập khẩu này đã bị phá vỡ. Dự báo nhu cầu vàng của Ấn Độ sẽ tăng 11% năm nay. Nhập khẩu vàng của Trung Quốc 10 tháng đầu năm cũng tăng 5 lần so với năm ngoái.
Trên bình diện toàn cầu, đầu tư vào vàng được dự báo sẽ tăng, dẫn đầu là Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Hoạt động găm giữ vàng cũng tăng. Theo Hội đồng Vàng Toàn cầu, năm 2009 lượng vàng tích trữ tăng 44%, do ngày càng có nhiều nhà đầu tư thích nhận vàng thật thay vì vàng “ảo” trong tài khoản.
Tổng giá trị đầu tư vào vàng trong quý 3 năm 2010 tăng lên mức kỷ lục 9,6 tỷ USD, tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu vàng trang sức và vàng công nghiệp trong quý 3 cũng tăng tương ứng ở các mức 8% và 13% so với năm trước.
Tuy nhiên, một nhóm khách hàng đặc biệt khác trên thị trường vàng là các ngân hàng trung ương, chủ yếu ở Trung Đông và châu Á. Trong năm qua, các ngân hàng trung ương của Ấn Độ, Sri Lanka và Cộng hòa Mauritius mua tổng cộng 212 tấn vàng từ IMF với giá 1.050 USD/tấn. Sau đó Bangladesh cũng mua 10 tấn với giá 1.275 USD/ounce. ngân hàng trung ương của Nga tiêu thụ hết 63% sản lượng vàng của nước này trong năm 2009, khoảng 130 tấn.
Iran đã tuyên bố chuyển 45 tỷ USD dự trữ sang euro và vàng. Một số quốc gia Trung Đông khác cũng chuyển tổng cộng 200.000 thùng dầu thô/ngày sang vàng, tương đương 140 tấn vàng/năm (nếu tính theo tỷ giá vàng/dầu thô hiện nay).
Đầu tư vàng vẫn còn dư tiềm năng
Các nhà đầu tư, cả cá nhân và tổ chức, hiện vẫn chưa sử dụng hết tiềm năng trên thị trường vàng. Phân tích biểu đồ chu kỳ giá vàng lần trước cho thấy, tại thời điểm ngay sau khi giá mặt hàng này chạm đỉnh, cổ phiếu của các công ty liên quan đến vàng chiếm 26% tổng giá trị cổ phiếu toàn cầu.
Nhưng năm 2009, tỷ trọng cổ phiếu vàng chỉ chiếm 0,80% - một con số không đáng kể. Rõ ràng là vàng sẽ còn lên giá cho đến khi cổ phiếu của các công ty kinh doanh vàng chiếm một tỷ trọng tương xứng trong danh mục của các nhà đầu tư./.
Lạm phát
Các chiến dịch kích thích tăng trưởng kinh tế trên toàn cầu sẽ gây ra lạm phát - nhân tố kích động giá vàng. Trong hai năm qua, các ngân hàng trung ương của Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nước khác đã tìm cách tăng chi tiêu đồng thời in thêm tiền mặt.
Hàng nghìn tỷ USD thanh khoản đã được bơm vào nền kinh tế toàn cầu, khiến lạm phát tăng vọt. Trên thực tế giá cả đã tăng mạnh đối với hai mặt hàng thực phẩm và nhiên liệu, mà Chính phủ Mỹ không đưa vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI) với lý do chúng "nhiều biến động."
Chiến dịch bơm thanh khoản đợt 2 trị giá 600 tỷ USD (QE2) của Mỹ đã không thể thúc đẩy nền kinh tế và giảm thất nghiệp như mong muốn. Thay vào đó, luồng "tiền nóng" chảy sang các nền kinh tế đang nổi, nơi chúng được đổ vào các mặt hàng giữ giá như vàng.
Với một QE2 không hiệu quả, rất có thể Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) lại in thêm tiền để thực hiện các chiến dịch QE3, QE4... Lạm phát sẽ bám rễ và lây lan như virus, khi đó sẽ khó ngăn chặn.
FED sẽ phải đối phó bằng cách tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát và chặn đà tăng trưởng tín dụng. Nhưng phản ứng của các ngân hàng trung ương thường bất ngờ và quá chậm, mà sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers là một ví dụ.
Sự mất lòng tin vào đồng USD sẽ khiến giá trái phiếu chính phủ Mỹ giảm mạnh và lãi suất tăng vọt. Cứ 18 ngày Mỹ lại phát hành các loại giấy tờ ghi nợ tương đương giá trị sản lượng vàng khai thác 1 năm; và mỗi năm nước Mỹ vay nợ tương tương 1/3 tổng số lượng vàng hiện có trên thế giới.
Cung yếu
Bất chấp giá vàng đang ở mức cao kỷ lục, các công ty khai thác không thể đáp ứng đủ mức cầu. Trong giai đoạn 1997-2001, các công ty chỉ khai thác quặng vàng hàm lượng cao, do giá vàng thời kỳ này xuống thấp kỷ lục.
Nhưng kể từ năm 2001 đến nay, giá vàng tăng liên tục và các công ty chuyển sang khai thác quặng có phẩm cấp thấp, dẫn đến sản lượng vàng giảm. Trong 5 năm qua, phẩm cấp quặng vàng giảm tới 30%, từ 1,8 g vàng/tấn quặng xuống còn 1,3 g/tấn.
Các nguồn quặng vàng được phát hiện gần đây chỉ có hàm lượng khoảng 0,6 g/tấn, đồng nghĩa với việc để bù đắp sản lượng vàng với phẩm cấp quặng hiện nay các công ty sẽ phải khai thác khối lượng quặng gấp đôi. Giá trị của vàng lên cao đến nỗi hàng triệu tấn quặng trước đây được coi là phế phẩm của ngành khai mỏ, nay được tính cả vào vàng trữ lượng trong lòng đất.
Dưới góc độ kinh tế, mỗi khi cầu tăng thì cung sẽ tăng theo, qua đó giữ giá ổn định. Tuy nhiên điều này không xảy ra với vàng, đơn giản là vì không có nguồn quặng mới đủ để tăng sản lượng khai thác và thay thế lượng vàng đi vào tiêu dùng. Trong năm qua, sản lượng vàng thế giới chỉ tăng được 3%, trong khi giá tăng 20%.
Cầu bùng nổ
Trung Quốc và Ấn Độ, chiếm 35% dân số thế giới, là hai quốc gia ưa chuộng vàng, trong đó Ấn Độ luôn là nước tiêu thụ vàng nhiều nhất thế giới. Năm ngoái, Ấn Độ nhập khẩu gần 500 tấn vàng. Trong 9 tháng đầu năm 2010 mức nhập khẩu này đã bị phá vỡ. Dự báo nhu cầu vàng của Ấn Độ sẽ tăng 11% năm nay. Nhập khẩu vàng của Trung Quốc 10 tháng đầu năm cũng tăng 5 lần so với năm ngoái.
Trên bình diện toàn cầu, đầu tư vào vàng được dự báo sẽ tăng, dẫn đầu là Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Hoạt động găm giữ vàng cũng tăng. Theo Hội đồng Vàng Toàn cầu, năm 2009 lượng vàng tích trữ tăng 44%, do ngày càng có nhiều nhà đầu tư thích nhận vàng thật thay vì vàng “ảo” trong tài khoản.
Tổng giá trị đầu tư vào vàng trong quý 3 năm 2010 tăng lên mức kỷ lục 9,6 tỷ USD, tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu vàng trang sức và vàng công nghiệp trong quý 3 cũng tăng tương ứng ở các mức 8% và 13% so với năm trước.
Tuy nhiên, một nhóm khách hàng đặc biệt khác trên thị trường vàng là các ngân hàng trung ương, chủ yếu ở Trung Đông và châu Á. Trong năm qua, các ngân hàng trung ương của Ấn Độ, Sri Lanka và Cộng hòa Mauritius mua tổng cộng 212 tấn vàng từ IMF với giá 1.050 USD/tấn. Sau đó Bangladesh cũng mua 10 tấn với giá 1.275 USD/ounce. ngân hàng trung ương của Nga tiêu thụ hết 63% sản lượng vàng của nước này trong năm 2009, khoảng 130 tấn.
Iran đã tuyên bố chuyển 45 tỷ USD dự trữ sang euro và vàng. Một số quốc gia Trung Đông khác cũng chuyển tổng cộng 200.000 thùng dầu thô/ngày sang vàng, tương đương 140 tấn vàng/năm (nếu tính theo tỷ giá vàng/dầu thô hiện nay).
Đầu tư vàng vẫn còn dư tiềm năng
Các nhà đầu tư, cả cá nhân và tổ chức, hiện vẫn chưa sử dụng hết tiềm năng trên thị trường vàng. Phân tích biểu đồ chu kỳ giá vàng lần trước cho thấy, tại thời điểm ngay sau khi giá mặt hàng này chạm đỉnh, cổ phiếu của các công ty liên quan đến vàng chiếm 26% tổng giá trị cổ phiếu toàn cầu.
Nhưng năm 2009, tỷ trọng cổ phiếu vàng chỉ chiếm 0,80% - một con số không đáng kể. Rõ ràng là vàng sẽ còn lên giá cho đến khi cổ phiếu của các công ty kinh doanh vàng chiếm một tỷ trọng tương xứng trong danh mục của các nhà đầu tư./.
Vũ Hội (TTXVN/Vietnam)