Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên-Huế đã có 7 người chết, 2 người mất tích và 57 người bị thương.
Bão còn gây nhiều thiệt hại về tài sản, lúa và hoa màu của nhân dân. Hiện các tỉnh đang tập trung khắc phục hậu quả bão số 3, sớm ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân.
Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Nghệ An cho biết, do ảnh hưởng của bão số 3, đến 12 giờ ngày 25/8 trên địa bàn Nghệ An đã có 6 người chết (huyện Quỳnh Lưu 3 người, Nghi Lộc 1 người, Diễn Châu 1 người, Yên Thành 1 người) và 43 người bị thương.
Bão số 3 làm 295 ngôi nhà bị sập đổ, 31.535 nhà bị tốc mái hoàn toàn, 32 tàu thuyền bị chìm; ngập đổ 36.258ha lúa (trong đó mất trắng 8.378ha), mất trắng 4.254ha rau màu... Ước tính tổng thiệt hại lên tới trên 590 tỷ đồng.
Tỉnh Nghệ An đã cử các đoàn đến các gia đình có người bị chết, bị thương, thiệt hại nặng thăm hỏi, động viên; triển khai ngay các biện pháp bảo vệ sản xuất nông nghiệp sau bão; đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng trừ dịch bệnh; tìm mọi biện pháp khắc phục ngay tình trạng mất điện trên phạm vi toàn tỉnh.
Tỉnh cũng lưu ý các địa phương theo dõi sát tình hình thời tiết sau hoàn lưu bão, đề phòng lũ ống, lũ quét có thể lại tiếp tục xảy ra; rút kinh nghiệm công tác chỉ đạo đối phó với bão số 3 để làm tốt việc khắc phục hậu quả và chủ động đối phó với các đợt bão lũ tiếp theo.
Theo Ban chỉ huy phòng chống bão lụt tỉnh Hà Tĩnh, bão số 3 đã làm 1 người chết và 2 người mất tích. Toàn tỉnh có trên 12.000ha lúa hè thu bị ngập, hàng ngàn hécta hoa màu bị ngập và hư hỏng, cây công nghiệp, cây ăn quả bị đổ gãy.
Thống kê ban đầu, địa phương bị thiệt hại nặng nhất do bão số 3 gây nên là huyện ven biển Lộc Hà. Tại huyện này đã có 3 người bị thương, 11 ngôi nhà bị đổ hư hỏng hoàn toàn, 444 ngôi nhà bị tốc mái, 77 phòng học bị tốc mái và gần 400m tường bao quanh trường học bị đổ sập, 30 trạm y tế bị tốc mái và đổ tường rào, gần trên 2.600 ha lúa hè thu bị ngập. Ngoài ra, nhiều kilômét đê với 8.00m3 đất, đá bị sạt lở, 19 cầu cống bị hư hỏng nặng, hệ thống giao thông bị hư hỏng.
Ông Phạm Văn Dương, Chủ tịch huyện Lộc Hà cho biết huyện đã huy động lực lượng đoàn thành niên, hội phụ nữ, các cấp, ngành cùng với các địa phương dựng lại nhà cửa cho nhân dân, sửa chữa lại các trường học để học sinh chuẩn bị khai giảng năm học mới.
Khắc phục hậu quả bão số 3, tỉnh Hà Tĩnh tập trung dựng, sửa chữa nhà cửa, trường học, trạm y tế cho nhân dân ổn định cuộc sống. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã huy động 200 cán bộ chiến sỹ, cùng 5 xuồng cao tốc, 5 xe tải, 400 chiếc áo phao về các địa phương giúp nhân dân phòng chống và chằng chống lại nhà cửa tránh thiệt hại do mưa sau bão gây ra. Lực lượng công an tỉnh Hà Tĩnh đưa 300 cán bộ chiến sỹ, bộ đội biên phòng đưa lực lượng về các xã ven biển để giúp nhân dân dựng lại nhà cửa ổn định cuộc sống.
Thừa Thiên-Huế đang tập trung chỉ đạo các địa phương khắc phục hậu quả, giúp các hộ dựng và lợp lại nhà cửa; cấp 5.400 bao tải và huy động mọi lực lượng hàn khẩu các đê bao nội đồng bị vỡ.
Bộ Chỉ huy biên phòng tỉnh đã huy động 100 cán bộ chiến sỹ phối hợp với nhân dân địa phương khắc phục nhà cửa do lốc gây ra tại xã Phú Hải (huyện Phú Vang). Các địa phương tích cực chống úng cho 2.500ha lúa vụ hè thu bị ngập nặng của các huyện Phong Điền, Quảng Điền và Phú Vang.
Huyện Phong Điền đã huy động 10.000 bao cát đắp 1.800m đê bao nội đồng, 300m3 đất đá để ngăn các cống chống ngập úng; đồng thời huy động 12 xe cơ giới, 1.000 người dân đắp 4.000m đê chống úng bảo vệ 500ha lúa ở các xã Phong Bình, Điền Hương và Điền Lộc.
Công ty quản lý Đường sắt Bình Trị Thiên đã huy động 16 rọ thép, 38m3 đá hộc, 4m3 đá dăm, 260 bao cát để khắc phục sạt lở một số đoạn trên tuyến đường sắt từ Huế đi Hương Thủy phục vụ chạy tàu.
Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh, do ảnh hưởng cơn bão số 3 trong các ngày 23 và 24/8, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế đã có mưa vừa, mưa to đến rất to và gió giật mạnh gây ngập úng cục bộ một số tuyến đường trên địa bàn thành phố Huế và vùng thấp trũng thuộc các huyện Quảng Điền, Phong Điền, Phú Lộc, Phú Vang.
Mưa lớn và lốc xoáy đã làm 11 người bị thương; 312 căn nhà tốc mái và hư hại nặng; 7 thuyền đánh cá neo đậu trên phá bị chìm. Trong mưa bão, lực lượng biên phòng kết hợp với các địa phương kêu gọi được 4.267 tàu thuyền, với 12.801 lao động vào bờ neo đậu an toàn.
Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Thanh Hóa đang triển khai nhiều biện pháp cấp bách, nhằm tránh thiệt hại do hoàn lưu bão gây ra, nhất là đối với các huyện miền núi
Các ngành chức năng đã tổ chức rà soát, kiểm tra 300 điểm có nguy cơ sạt lở tại các huyện miền núi. Sẵn sàng phương án di dời 1.400 dân trong vùng nguy hiểm khi mưa lớn xảy ra. Tỉnh cũng đã tổ chức rà soát lại 14 điểm sân đỗ trực thăng tại các huyện để kịp thời cứu nạn khi có tình huống xấu.
Theo báo cáo nhanh của Ban phòng chống lụt bão tỉnh Thanh Hóa, từ chiều 24/8, vùng ven biển Thanh Hóa có gió giật mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Hầu hết các khu vực trong tỉnh đã có mưa, một số nơi mưa to, lượng mưa phổ biến từ 80-100mm, mực nước các sông ở mức dưới báo động I.
Do công tác phòng chống bão được chuẩn bị chu đáo, chủ động, nên toàn tỉnh không có thiệt hại về người, chỉ có 2 tàu bị chìm, thiệt hại ước tính khoảng 2 tỷ đồng./.
Bão còn gây nhiều thiệt hại về tài sản, lúa và hoa màu của nhân dân. Hiện các tỉnh đang tập trung khắc phục hậu quả bão số 3, sớm ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân.
Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Nghệ An cho biết, do ảnh hưởng của bão số 3, đến 12 giờ ngày 25/8 trên địa bàn Nghệ An đã có 6 người chết (huyện Quỳnh Lưu 3 người, Nghi Lộc 1 người, Diễn Châu 1 người, Yên Thành 1 người) và 43 người bị thương.
Bão số 3 làm 295 ngôi nhà bị sập đổ, 31.535 nhà bị tốc mái hoàn toàn, 32 tàu thuyền bị chìm; ngập đổ 36.258ha lúa (trong đó mất trắng 8.378ha), mất trắng 4.254ha rau màu... Ước tính tổng thiệt hại lên tới trên 590 tỷ đồng.
Tỉnh Nghệ An đã cử các đoàn đến các gia đình có người bị chết, bị thương, thiệt hại nặng thăm hỏi, động viên; triển khai ngay các biện pháp bảo vệ sản xuất nông nghiệp sau bão; đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng trừ dịch bệnh; tìm mọi biện pháp khắc phục ngay tình trạng mất điện trên phạm vi toàn tỉnh.
Tỉnh cũng lưu ý các địa phương theo dõi sát tình hình thời tiết sau hoàn lưu bão, đề phòng lũ ống, lũ quét có thể lại tiếp tục xảy ra; rút kinh nghiệm công tác chỉ đạo đối phó với bão số 3 để làm tốt việc khắc phục hậu quả và chủ động đối phó với các đợt bão lũ tiếp theo.
Theo Ban chỉ huy phòng chống bão lụt tỉnh Hà Tĩnh, bão số 3 đã làm 1 người chết và 2 người mất tích. Toàn tỉnh có trên 12.000ha lúa hè thu bị ngập, hàng ngàn hécta hoa màu bị ngập và hư hỏng, cây công nghiệp, cây ăn quả bị đổ gãy.
Thống kê ban đầu, địa phương bị thiệt hại nặng nhất do bão số 3 gây nên là huyện ven biển Lộc Hà. Tại huyện này đã có 3 người bị thương, 11 ngôi nhà bị đổ hư hỏng hoàn toàn, 444 ngôi nhà bị tốc mái, 77 phòng học bị tốc mái và gần 400m tường bao quanh trường học bị đổ sập, 30 trạm y tế bị tốc mái và đổ tường rào, gần trên 2.600 ha lúa hè thu bị ngập. Ngoài ra, nhiều kilômét đê với 8.00m3 đất, đá bị sạt lở, 19 cầu cống bị hư hỏng nặng, hệ thống giao thông bị hư hỏng.
Ông Phạm Văn Dương, Chủ tịch huyện Lộc Hà cho biết huyện đã huy động lực lượng đoàn thành niên, hội phụ nữ, các cấp, ngành cùng với các địa phương dựng lại nhà cửa cho nhân dân, sửa chữa lại các trường học để học sinh chuẩn bị khai giảng năm học mới.
Khắc phục hậu quả bão số 3, tỉnh Hà Tĩnh tập trung dựng, sửa chữa nhà cửa, trường học, trạm y tế cho nhân dân ổn định cuộc sống. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã huy động 200 cán bộ chiến sỹ, cùng 5 xuồng cao tốc, 5 xe tải, 400 chiếc áo phao về các địa phương giúp nhân dân phòng chống và chằng chống lại nhà cửa tránh thiệt hại do mưa sau bão gây ra. Lực lượng công an tỉnh Hà Tĩnh đưa 300 cán bộ chiến sỹ, bộ đội biên phòng đưa lực lượng về các xã ven biển để giúp nhân dân dựng lại nhà cửa ổn định cuộc sống.
Thừa Thiên-Huế đang tập trung chỉ đạo các địa phương khắc phục hậu quả, giúp các hộ dựng và lợp lại nhà cửa; cấp 5.400 bao tải và huy động mọi lực lượng hàn khẩu các đê bao nội đồng bị vỡ.
Bộ Chỉ huy biên phòng tỉnh đã huy động 100 cán bộ chiến sỹ phối hợp với nhân dân địa phương khắc phục nhà cửa do lốc gây ra tại xã Phú Hải (huyện Phú Vang). Các địa phương tích cực chống úng cho 2.500ha lúa vụ hè thu bị ngập nặng của các huyện Phong Điền, Quảng Điền và Phú Vang.
Huyện Phong Điền đã huy động 10.000 bao cát đắp 1.800m đê bao nội đồng, 300m3 đất đá để ngăn các cống chống ngập úng; đồng thời huy động 12 xe cơ giới, 1.000 người dân đắp 4.000m đê chống úng bảo vệ 500ha lúa ở các xã Phong Bình, Điền Hương và Điền Lộc.
Công ty quản lý Đường sắt Bình Trị Thiên đã huy động 16 rọ thép, 38m3 đá hộc, 4m3 đá dăm, 260 bao cát để khắc phục sạt lở một số đoạn trên tuyến đường sắt từ Huế đi Hương Thủy phục vụ chạy tàu.
Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh, do ảnh hưởng cơn bão số 3 trong các ngày 23 và 24/8, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế đã có mưa vừa, mưa to đến rất to và gió giật mạnh gây ngập úng cục bộ một số tuyến đường trên địa bàn thành phố Huế và vùng thấp trũng thuộc các huyện Quảng Điền, Phong Điền, Phú Lộc, Phú Vang.
Mưa lớn và lốc xoáy đã làm 11 người bị thương; 312 căn nhà tốc mái và hư hại nặng; 7 thuyền đánh cá neo đậu trên phá bị chìm. Trong mưa bão, lực lượng biên phòng kết hợp với các địa phương kêu gọi được 4.267 tàu thuyền, với 12.801 lao động vào bờ neo đậu an toàn.
Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Thanh Hóa đang triển khai nhiều biện pháp cấp bách, nhằm tránh thiệt hại do hoàn lưu bão gây ra, nhất là đối với các huyện miền núi
Các ngành chức năng đã tổ chức rà soát, kiểm tra 300 điểm có nguy cơ sạt lở tại các huyện miền núi. Sẵn sàng phương án di dời 1.400 dân trong vùng nguy hiểm khi mưa lớn xảy ra. Tỉnh cũng đã tổ chức rà soát lại 14 điểm sân đỗ trực thăng tại các huyện để kịp thời cứu nạn khi có tình huống xấu.
Theo báo cáo nhanh của Ban phòng chống lụt bão tỉnh Thanh Hóa, từ chiều 24/8, vùng ven biển Thanh Hóa có gió giật mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Hầu hết các khu vực trong tỉnh đã có mưa, một số nơi mưa to, lượng mưa phổ biến từ 80-100mm, mực nước các sông ở mức dưới báo động I.
Do công tác phòng chống bão được chuẩn bị chu đáo, chủ động, nên toàn tỉnh không có thiệt hại về người, chỉ có 2 tàu bị chìm, thiệt hại ước tính khoảng 2 tỷ đồng./.
(TTXVN/Vietnam+)