Sự cập nhật thông tin liên tục và nhanh chóng của các mạng xã hội đã khiến nhiều người thay đổi thói quen theo dõi thông tin trên truyền hình hay báo giấy để bước vào thế giới của Twitter và Facebook.
Sau khi phải gánh chịu trận động đất và thảm họa sóng thần, nhiều người Nhật Bản đã thay đổi thói quen theo dõi thông tin qua các nguồn truyền thống như báo giấy, truyền hình và chuyển hướng sang những hệ thống tin tức có tính cập nhật mạnh mẽ hơn, liên tục theo từng giây để biết được những diễn biến tiếp theo xung quanh thiên tai bất ngờ vừa qua.
Với nhiều người thì đây là lần đầu tiên họ bước chân vào thế giới của Twitter và Facebook.
Nhà quản lý âm nhạc 35 tuổi Yuki Kosuge hiện đang sống và làm việc tại London bày tỏ: "Trước đây, tôi thường theo dõi các kênh thông tin truyền thống, song giờ thì Twitter mang tới nguồn tin nhanh nhạy hơn nhiều. Ở đây, bạn có thể chia sẻ cảm xúc, thậm chí là cả sự sợ hãi một cách dễ dàng. Bạn sẽ cảm thấy gần gũi hơn với những người đang trong cơn hoạn nạn tại Nhật Bản cũng như với những người đang cùng hướng về đó."
Nhiều người đã tìm được niềm vui khi liên lạc được với gia đình và người thân qua Facebook, Twitter hoặc qua kênh điện thoại Internet Skype.
Tuy nhiên, cũng có không ít người vẫn đang sống trong tâm trạng bồn chồn và khắc khoải khi họ vẫn chưa nhận được bất kỳ tín hiệu liên lạc tích cực nào.
Lượng thông tin chia sẻ tình hình và đăng lý lịch cá nhân để tìm kiếm trên hệ thống mạng xã hội và trên công cụ tìm người của Google liên tục được cập nhật.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh Internet đóng vai trò thiết yếu như một sợi dây kết nối chủ lực này thì các thông tin xuất hiện trên mạng vẫn tồn tại mặt trái của nó.
Đó là việc tin tức tràn ngập các mạng xã hội song lại không hề được kiểm chứng xác thực, điều này dẫn tới một thực tế là có không ít những thông tin vô căn cứ xuất hiện, gây ra sự hoang mang và lo lắng cho nhiều người.
Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản, ông John Ross, đã phải đưa cảnh báo lên website của đại sứ quán rằng: "Xin chú ý rằng các thông tin sai lệch từ các mạng xã hội và qua hệ thống email vẫn sẽ tiếp tục được được tung ra. Vậy nên chúng tôi khuyến cáo người Mỹ tại Nhật Bản hãy tuân theo những chỉ dẫn từ phía chính quyền."
Hiện nay, người Nhật đang tập trung theo dõi các thông báo tiếp theo về khả năng xảy ra dư chấn và động đất ở trước mắt, cũng như hướng về phía nhà máy điện hạt nhân đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát nổ như một vụ Chernobyl thứ hai.
Cả thế giới cũng đều đang chăm chú theo dõi từng diễn biến nhỏ nhất của tình hình Nhật Bản trong cuộc khủng hoảng được coi là nghiêm trọng nhất kể từ sau Thế chiến thứ II.
Ngày hôm qua (13/3), chính quyền Nhật đã chạy đua với thời gian để ngăn chặn vụ nổ hạt nhân nguy hiểm tại nhà máy điện Fukushima./.
Sau khi phải gánh chịu trận động đất và thảm họa sóng thần, nhiều người Nhật Bản đã thay đổi thói quen theo dõi thông tin qua các nguồn truyền thống như báo giấy, truyền hình và chuyển hướng sang những hệ thống tin tức có tính cập nhật mạnh mẽ hơn, liên tục theo từng giây để biết được những diễn biến tiếp theo xung quanh thiên tai bất ngờ vừa qua.
Với nhiều người thì đây là lần đầu tiên họ bước chân vào thế giới của Twitter và Facebook.
Nhà quản lý âm nhạc 35 tuổi Yuki Kosuge hiện đang sống và làm việc tại London bày tỏ: "Trước đây, tôi thường theo dõi các kênh thông tin truyền thống, song giờ thì Twitter mang tới nguồn tin nhanh nhạy hơn nhiều. Ở đây, bạn có thể chia sẻ cảm xúc, thậm chí là cả sự sợ hãi một cách dễ dàng. Bạn sẽ cảm thấy gần gũi hơn với những người đang trong cơn hoạn nạn tại Nhật Bản cũng như với những người đang cùng hướng về đó."
Nhiều người đã tìm được niềm vui khi liên lạc được với gia đình và người thân qua Facebook, Twitter hoặc qua kênh điện thoại Internet Skype.
Tuy nhiên, cũng có không ít người vẫn đang sống trong tâm trạng bồn chồn và khắc khoải khi họ vẫn chưa nhận được bất kỳ tín hiệu liên lạc tích cực nào.
Lượng thông tin chia sẻ tình hình và đăng lý lịch cá nhân để tìm kiếm trên hệ thống mạng xã hội và trên công cụ tìm người của Google liên tục được cập nhật.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh Internet đóng vai trò thiết yếu như một sợi dây kết nối chủ lực này thì các thông tin xuất hiện trên mạng vẫn tồn tại mặt trái của nó.
Đó là việc tin tức tràn ngập các mạng xã hội song lại không hề được kiểm chứng xác thực, điều này dẫn tới một thực tế là có không ít những thông tin vô căn cứ xuất hiện, gây ra sự hoang mang và lo lắng cho nhiều người.
Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản, ông John Ross, đã phải đưa cảnh báo lên website của đại sứ quán rằng: "Xin chú ý rằng các thông tin sai lệch từ các mạng xã hội và qua hệ thống email vẫn sẽ tiếp tục được được tung ra. Vậy nên chúng tôi khuyến cáo người Mỹ tại Nhật Bản hãy tuân theo những chỉ dẫn từ phía chính quyền."
Hiện nay, người Nhật đang tập trung theo dõi các thông báo tiếp theo về khả năng xảy ra dư chấn và động đất ở trước mắt, cũng như hướng về phía nhà máy điện hạt nhân đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát nổ như một vụ Chernobyl thứ hai.
Cả thế giới cũng đều đang chăm chú theo dõi từng diễn biến nhỏ nhất của tình hình Nhật Bản trong cuộc khủng hoảng được coi là nghiêm trọng nhất kể từ sau Thế chiến thứ II.
Ngày hôm qua (13/3), chính quyền Nhật đã chạy đua với thời gian để ngăn chặn vụ nổ hạt nhân nguy hiểm tại nhà máy điện Fukushima./.
Văn Hưng (Vietnam+)