Sáng 9/12, các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ đã rục rịch hạ dần lãi suất, tuy nhiên mức hạ còn khá cao so với đồng thuận là 12% trước đó giữa Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và các ngân hàng thương mại.
Lãi suất niêm yết vẫn chỉ là hình thức
Trong mấy ngày gần đây, chủ đề nóng hổi được đề cập đến nhiều nhất tại các cơ quan hay quán nước vỉa hè vẫn là câu chuyện về lãi suất huy động tại các ngân hàng.
Mọi người chia sẻ thông tin về mức lãi suất huy động cho nhau và ngay cả đến các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ cũng không cần phải dấm dúi thương lượng to nhỏ với khách hàng như trước nữa.
Những số điện thoại của các khách hàng thân thiết đều được chào mời gửi tiền tiết kiệm cùng chương trình khuyến mại hấp dẫn.
Cụ thể, trong ngày 8/12, lãi suất huy động ngắn hạn cao nhất của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á lên tới 18%/năm, tiếp đến là Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) 17%/năm; Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế (VIB) lãi suất thỏa thuận cũng đã lên tới 17,35%/năm...
Nhiều ngân hàng còn chấp nhận huy động với mức lãi suất cao với số tiền vài chục triệu đồng.
Tuy nhiên, đến sáng 9/12, sau buổi làm việc thường kỳ của Ngân hàng Nhà nước với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và một số ngân hàng thương mại trên địa bàn, các ngân hàng đã đồng loạt giảm lãi suất.
Cụ thể, mức lãi suất của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á còn 14%/năm đối với các kỳ hạn ngắn từ 1-2 tháng, tuy nhiên ngân hàng này vẫn áp dụng hình thức thưởng thêm cho khách hàng ứng với số tiền khác nhau.
Ngân hàng thương mại cổ phần Techcombank niêm yết là 13,5%/năm nhưng cũng như Ngân hàng Đông Nam Á lãi suất huy động thực tế vẫn cao hơn.
Và hầu hết những ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay, lãi suất niêm yết công khai cao nhất đều là 13,5%/năm. Lãi suất này cao hơn hẳn lãi suất đã thỏa thuận trước đó là 12%/năm giữa Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và các ngân hàng thương mại cổ phần trước đó.
Giám sát việc thực hiện lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam
Trước thực trạng này, ngày 8/12, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố giám sát tình hình thực hiện lãi suất huy động và cho vay bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng, (chi nhánh tổ chức tín dụng) trên địa bàn, phù hợp với quy định của pháp luật, chủ trương của Chính phủ và nội dung đồng thuận giữa các thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng (chi nhánh tổ chức tín dụng) tập trung nguồn vốn huy động trên địa bàn và các nguồn vốn khác, kết hợp với điều chỉnh cơ cấu tín dụng để tập trung vốn cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu, dự trữ hàng phục vụ Tết Nguyên đán Tân Mão, cho vay khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt, chi phí sản xuất; báo cáo cấp ủy và chính quyền địa phương, phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan trên địa bàn để kiểm tra, xử lý các trường hợp đầu cơ, găm giữ, kinh doanh trái pháp luật vàng, ngoại tệ làm rối loạn thị trường.
Đối với các đơn vị tại Hội sở chính Ngân hàng Nhà nước, theo chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện điều hành lượng tiền cung ứng thông qua nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn, kết hợp với điều chỉnh linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ khác, để hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán, tín dụng và lãi suất thị trường tiền tệ ở mức hợp lý./.
Lãi suất niêm yết vẫn chỉ là hình thức
Trong mấy ngày gần đây, chủ đề nóng hổi được đề cập đến nhiều nhất tại các cơ quan hay quán nước vỉa hè vẫn là câu chuyện về lãi suất huy động tại các ngân hàng.
Mọi người chia sẻ thông tin về mức lãi suất huy động cho nhau và ngay cả đến các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ cũng không cần phải dấm dúi thương lượng to nhỏ với khách hàng như trước nữa.
Những số điện thoại của các khách hàng thân thiết đều được chào mời gửi tiền tiết kiệm cùng chương trình khuyến mại hấp dẫn.
Cụ thể, trong ngày 8/12, lãi suất huy động ngắn hạn cao nhất của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á lên tới 18%/năm, tiếp đến là Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) 17%/năm; Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế (VIB) lãi suất thỏa thuận cũng đã lên tới 17,35%/năm...
Nhiều ngân hàng còn chấp nhận huy động với mức lãi suất cao với số tiền vài chục triệu đồng.
Tuy nhiên, đến sáng 9/12, sau buổi làm việc thường kỳ của Ngân hàng Nhà nước với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và một số ngân hàng thương mại trên địa bàn, các ngân hàng đã đồng loạt giảm lãi suất.
Cụ thể, mức lãi suất của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á còn 14%/năm đối với các kỳ hạn ngắn từ 1-2 tháng, tuy nhiên ngân hàng này vẫn áp dụng hình thức thưởng thêm cho khách hàng ứng với số tiền khác nhau.
Ngân hàng thương mại cổ phần Techcombank niêm yết là 13,5%/năm nhưng cũng như Ngân hàng Đông Nam Á lãi suất huy động thực tế vẫn cao hơn.
Và hầu hết những ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay, lãi suất niêm yết công khai cao nhất đều là 13,5%/năm. Lãi suất này cao hơn hẳn lãi suất đã thỏa thuận trước đó là 12%/năm giữa Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và các ngân hàng thương mại cổ phần trước đó.
Giám sát việc thực hiện lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam
Trước thực trạng này, ngày 8/12, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố giám sát tình hình thực hiện lãi suất huy động và cho vay bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng, (chi nhánh tổ chức tín dụng) trên địa bàn, phù hợp với quy định của pháp luật, chủ trương của Chính phủ và nội dung đồng thuận giữa các thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng (chi nhánh tổ chức tín dụng) tập trung nguồn vốn huy động trên địa bàn và các nguồn vốn khác, kết hợp với điều chỉnh cơ cấu tín dụng để tập trung vốn cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu, dự trữ hàng phục vụ Tết Nguyên đán Tân Mão, cho vay khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt, chi phí sản xuất; báo cáo cấp ủy và chính quyền địa phương, phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan trên địa bàn để kiểm tra, xử lý các trường hợp đầu cơ, găm giữ, kinh doanh trái pháp luật vàng, ngoại tệ làm rối loạn thị trường.
Đối với các đơn vị tại Hội sở chính Ngân hàng Nhà nước, theo chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện điều hành lượng tiền cung ứng thông qua nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn, kết hợp với điều chỉnh linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ khác, để hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán, tín dụng và lãi suất thị trường tiền tệ ở mức hợp lý./.
Hải Yến (TTXVN/Vietnam+)