Thông tin đưa ra tại cuộc gặp trao đổi thông tin thường niên với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cho thấy, y tế vẫn là lĩnh vực chiếm ưu tiên hỗ trợ cao nhất, chiếm tới 36% giá trị giải ngân của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
Tại cuộc gặp mặt trao đổi thông tin thường niên với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tổ chức chiều 21/1, tại Hà Nội, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Vũ Xuân Hồng thông báo kết quả kinh tế, xã hội mà Việt Nam đã đạt được trong năm 2010 vừa qua, những nhiệm vụ chủ yếu năm 2011, Giám đốc Ban điều phối viện trợ nhân dân Đôn Tuấn Phong đã báo cáo về những hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam trong năm 2010.
Về số lượng, năm 2010 có thêm 60 tổ chức đăng ký mới, tổng giá trị giải ngân của tất cả các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đạt khoảng 280 triệu USD, tăng 3% so với năm 2009 trong điều kiện chịu tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong tổng giá trị giải ngân thì các tổ chức đến từ khu vực Bắc Mỹ (Hòa Kỳ và Canada) chiếm 48%, khu vực châu Âu chiếm 37% , còn lại là khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Y tế vẫn là lĩnh vực chiếm ưu tiên hỗ trợ cao nhất, chiếm tới 36% giá trị giải ngân, tiếp theo là lĩnh vực phát triển năng lực cộng đồng, nông thôn tổng hợp (18%), giải quyết các vấn đề xã hội, giáo dục, viện trợ khẩn cấp, bảo vệ môi trường, giảm thiểu biến đổi khí hậu...
Đại diện một số tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã nhận xét về một số văn bản pháp quy được ban hành gần đây đã góp phần đơn giản hóa thủ tục phê duyệt dự án; cùng trao đổi kinh nghiệm khi thực hiện các văn bản pháp quy hiện hành khi áp dụng trong quá trình triển khai các chương trình dự án; nêu một số vấn đề này sinh khi thực hiện như vấn đề thuế thu nhập cá nhân, vấn đề hoàn thuế khi các tổ chức phi chính phủ nước ngoài mua trang thiết bị từ thiện nhân đạo tại Việt Nam...
Đánh giá cao vai trò to lớn của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong việc góp phần rất có ý nghĩa vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong thời gian qua, Chủ tịch Vũ Xuân Hồng khẳng định Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tiếp cận các địa phương, tổ chức hội nghị xúc tiến, làm việc theo chủ đề, chủ điểm....
Được biết, theo thống kê, giá trị viện trợ giải ngân của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam tăng đáng kể, tính từ năm 2005 đến năm 2009 đạt trên 1 tỷ USD, tương đương với giá trị giải ngân của cả giai đoạn từ 1989-2004. Số lượng các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam tăng từ 560 tổ chức năm 2004 lên hơn 800 tổ chức năm 2010.
Mặc dù những khó khăn về kinh tế trên thế giới từ năm 2009, sang năm 2010, viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam vẫn tiếp tục được duy trì và tăng nhẹ (khoảng 3%).
Ngoài những đóng góp về tài chính, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã thực sự trở thành cầu nối hữu nghị, tăng cường hiểu biết giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân thế giới, đấu tranh dư luận về các vấn đề tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, công bằng thương mại./.
Tại cuộc gặp mặt trao đổi thông tin thường niên với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tổ chức chiều 21/1, tại Hà Nội, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Vũ Xuân Hồng thông báo kết quả kinh tế, xã hội mà Việt Nam đã đạt được trong năm 2010 vừa qua, những nhiệm vụ chủ yếu năm 2011, Giám đốc Ban điều phối viện trợ nhân dân Đôn Tuấn Phong đã báo cáo về những hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam trong năm 2010.
Về số lượng, năm 2010 có thêm 60 tổ chức đăng ký mới, tổng giá trị giải ngân của tất cả các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đạt khoảng 280 triệu USD, tăng 3% so với năm 2009 trong điều kiện chịu tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong tổng giá trị giải ngân thì các tổ chức đến từ khu vực Bắc Mỹ (Hòa Kỳ và Canada) chiếm 48%, khu vực châu Âu chiếm 37% , còn lại là khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Y tế vẫn là lĩnh vực chiếm ưu tiên hỗ trợ cao nhất, chiếm tới 36% giá trị giải ngân, tiếp theo là lĩnh vực phát triển năng lực cộng đồng, nông thôn tổng hợp (18%), giải quyết các vấn đề xã hội, giáo dục, viện trợ khẩn cấp, bảo vệ môi trường, giảm thiểu biến đổi khí hậu...
Đại diện một số tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã nhận xét về một số văn bản pháp quy được ban hành gần đây đã góp phần đơn giản hóa thủ tục phê duyệt dự án; cùng trao đổi kinh nghiệm khi thực hiện các văn bản pháp quy hiện hành khi áp dụng trong quá trình triển khai các chương trình dự án; nêu một số vấn đề này sinh khi thực hiện như vấn đề thuế thu nhập cá nhân, vấn đề hoàn thuế khi các tổ chức phi chính phủ nước ngoài mua trang thiết bị từ thiện nhân đạo tại Việt Nam...
Đánh giá cao vai trò to lớn của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong việc góp phần rất có ý nghĩa vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong thời gian qua, Chủ tịch Vũ Xuân Hồng khẳng định Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tiếp cận các địa phương, tổ chức hội nghị xúc tiến, làm việc theo chủ đề, chủ điểm....
Được biết, theo thống kê, giá trị viện trợ giải ngân của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam tăng đáng kể, tính từ năm 2005 đến năm 2009 đạt trên 1 tỷ USD, tương đương với giá trị giải ngân của cả giai đoạn từ 1989-2004. Số lượng các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam tăng từ 560 tổ chức năm 2004 lên hơn 800 tổ chức năm 2010.
Mặc dù những khó khăn về kinh tế trên thế giới từ năm 2009, sang năm 2010, viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam vẫn tiếp tục được duy trì và tăng nhẹ (khoảng 3%).
Ngoài những đóng góp về tài chính, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã thực sự trở thành cầu nối hữu nghị, tăng cường hiểu biết giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân thế giới, đấu tranh dư luận về các vấn đề tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, công bằng thương mại./.
Hoàng Thị Hoa (TTXVN/Vietnam+)