Tính đến năm 2012, tổng nguồn thu từ chi trả dịch vụ môi trường rừng là 1.782 tỷ đồng. Số tiền này được chi trả cho các chủ rừng (là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn).
Thông tin này vừa được công bố tại hội thảo “Chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam-Thực tiễn và giác giải pháp” do Tổng cục Lâm nghiệp, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam với sự tài trợ của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) diễn ra sáng nay (20/8), ở Hà Nội.
Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Hồng Lương, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính, Tổng cục Lâm nghiệp, Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa rừng; huy động nguồn lực xã hội, đặc biệt của các tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng vào việc bảo vệ và phát triển rừng gắn với việc xóa đói giảm nghèo, nhất là đối với đồng bào dân tộc, đồng bào nghèo ở vùng sâu vùng xa, miền núi.
[1,65 triệu USD hỗ trợ chi trả dịch vụ môi trường rừng]
Tính đến thời điểm hiện nay, các quỹ từ trung ương đến địa phương đã ký được 247 hợp đồng ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng với các nhà máy thủy điện, công ty cấp nước và công ty du lịch. Đó chính là cơ sở quan trọng cho việc triển khai đôn đốc thu nộp và thực hiện chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đến các chủ rừng.
Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2013, các Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đã thu được hơn 400 tỷ đồng.
Mặt khác, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã và đang tạo sự chuyển biến mạnh mẽ đối với việc phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. Chính sách này còn góp phần tạo ra công ăn, việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng. Đặc biệt, các chủ rừng, hộ gia đình, cá nhân nhận khoán bảo vệ rừng ngoài luồng thu nhập từ các giá trị trực tiếp rừng còn được hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng.
Tại một số địa phương, mức chi trả dịch vụ môi trường rừng bình quân cho các chủ rừng, hộ gia đình, cá nhân nhận giao, khoán, bảo vệ rừng rất cao nếu so sánh với mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Cụ thể như chi trả dịch vụ môi trường rừng Lâm Đồng là 300.000-450.000 đồng/ha/năm, tại Lai Châu là 319.000 đồng/ha/năm, trong khi hỗ trợ nhà nước chỉ khoảng 200.000 đồng/ha/năm.
Tại tỉnh Lâm Đồng, hàng năm đã khoán bảo vệ rừng cho gần 10.000 hộ gia đình; trong đó có 1/3 hộ đồng bào dân tộc thiểu số, bình quân mỗi hộ nhận được 10,5-12 triệu đồng/năm, góp phần ổn định và cải thiện đời sống kinh tế cho các hộ nhận khoán bảo vệ rừng rõ rệt.
Cụ thể, tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện thí điểm giao khoán bảo vệ rừng giảm 15% so với năm 2008 và theo kết quả tổng kết tại hai tỉnh Lâm Đồng và Sơn La, từ năm 2008-2010 số vụ vi phạm trong các lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng giảm hẳn 50%.
Mặc dù, đạt được nhiều thành tựu nổi bật trên, tuy nhiên trong quá trình thực thi chính sách tại các địa phương vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, khó khăn như công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện, huy động hệ thống chính trị, các cấp chính quyền còn chưa thực sự quyết liệt và thiếu sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở ban ngành, chậm thành lập quỹ bảo vệ phát triển rừng. Hơn nữa, vấn đề nhân lực còn mỏng và chưa hoàn thành việc rà soát xác định cụ thể ranh giới diện tích rừng, chủ rừng, dẫn tới còn khó chi trả cho các chủ rừng và hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng.
Tại hội thảo, các đại biểu nhất trí hướng đến mục tiêu quản lý bền vững tài nguyên rừng và cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng. Để chính sách đi vào thực tiễn thì nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng cần sớm đến tay các chủ rừng, hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng giúp họ an tâm, tin tưởng hăng hái tham gia quản lý.
Do vậy, ông Lương yêu cầu, chính quyền địa phương cần quan tâm bố trí các nguồn lực, cân đối ngân sách thông qua các chương trình, dự án để đảm bảo việc chi trả đúng đối tượng, kịp thời và đảm bảo tính minh bạch, khách quan trong quá trình triển khai chính sách./.
Thông tin này vừa được công bố tại hội thảo “Chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam-Thực tiễn và giác giải pháp” do Tổng cục Lâm nghiệp, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam với sự tài trợ của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) diễn ra sáng nay (20/8), ở Hà Nội.
Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Hồng Lương, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính, Tổng cục Lâm nghiệp, Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa rừng; huy động nguồn lực xã hội, đặc biệt của các tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng vào việc bảo vệ và phát triển rừng gắn với việc xóa đói giảm nghèo, nhất là đối với đồng bào dân tộc, đồng bào nghèo ở vùng sâu vùng xa, miền núi.
[1,65 triệu USD hỗ trợ chi trả dịch vụ môi trường rừng]
Tính đến thời điểm hiện nay, các quỹ từ trung ương đến địa phương đã ký được 247 hợp đồng ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng với các nhà máy thủy điện, công ty cấp nước và công ty du lịch. Đó chính là cơ sở quan trọng cho việc triển khai đôn đốc thu nộp và thực hiện chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đến các chủ rừng.
Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2013, các Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đã thu được hơn 400 tỷ đồng.
Mặt khác, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã và đang tạo sự chuyển biến mạnh mẽ đối với việc phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. Chính sách này còn góp phần tạo ra công ăn, việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng. Đặc biệt, các chủ rừng, hộ gia đình, cá nhân nhận khoán bảo vệ rừng ngoài luồng thu nhập từ các giá trị trực tiếp rừng còn được hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng.
Tại một số địa phương, mức chi trả dịch vụ môi trường rừng bình quân cho các chủ rừng, hộ gia đình, cá nhân nhận giao, khoán, bảo vệ rừng rất cao nếu so sánh với mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Cụ thể như chi trả dịch vụ môi trường rừng Lâm Đồng là 300.000-450.000 đồng/ha/năm, tại Lai Châu là 319.000 đồng/ha/năm, trong khi hỗ trợ nhà nước chỉ khoảng 200.000 đồng/ha/năm.
Tại tỉnh Lâm Đồng, hàng năm đã khoán bảo vệ rừng cho gần 10.000 hộ gia đình; trong đó có 1/3 hộ đồng bào dân tộc thiểu số, bình quân mỗi hộ nhận được 10,5-12 triệu đồng/năm, góp phần ổn định và cải thiện đời sống kinh tế cho các hộ nhận khoán bảo vệ rừng rõ rệt.
Cụ thể, tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện thí điểm giao khoán bảo vệ rừng giảm 15% so với năm 2008 và theo kết quả tổng kết tại hai tỉnh Lâm Đồng và Sơn La, từ năm 2008-2010 số vụ vi phạm trong các lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng giảm hẳn 50%.
Mặc dù, đạt được nhiều thành tựu nổi bật trên, tuy nhiên trong quá trình thực thi chính sách tại các địa phương vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, khó khăn như công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện, huy động hệ thống chính trị, các cấp chính quyền còn chưa thực sự quyết liệt và thiếu sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở ban ngành, chậm thành lập quỹ bảo vệ phát triển rừng. Hơn nữa, vấn đề nhân lực còn mỏng và chưa hoàn thành việc rà soát xác định cụ thể ranh giới diện tích rừng, chủ rừng, dẫn tới còn khó chi trả cho các chủ rừng và hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng.
Tại hội thảo, các đại biểu nhất trí hướng đến mục tiêu quản lý bền vững tài nguyên rừng và cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng. Để chính sách đi vào thực tiễn thì nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng cần sớm đến tay các chủ rừng, hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng giúp họ an tâm, tin tưởng hăng hái tham gia quản lý.
Do vậy, ông Lương yêu cầu, chính quyền địa phương cần quan tâm bố trí các nguồn lực, cân đối ngân sách thông qua các chương trình, dự án để đảm bảo việc chi trả đúng đối tượng, kịp thời và đảm bảo tính minh bạch, khách quan trong quá trình triển khai chính sách./.
Thanh Tâm (Vietnam+)