Ngày 18/7, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội đã tổ chức thảo luận về chương trình quản lý thông tin ngăn chặn và thông tin về hợp đồng, giao dịch đã công chứng với sự tham gia của đại diện các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn thành phố.
Đại diện các tổ chức hành nghề công chứng đã thống nhất lựa chọn Phòng Bổ trợ Tư pháp (Sở Tư pháp Hà Nội) là cơ quan đầu mối quản lý hệ thống thông tin về công chứng, giúp cho các tổ chức hành nghề công chứng phòng ngừa rủi ro trong quá trình tác nghiệp.
Theo đánh giá của các tổ chức hành nghề công chứng, việc lựa chọn Phòng Bổ trợ tư pháp là cơ quan đầu mối tiếp nhận, cập nhật, quản lý thông tin là hợp lý vì đây là phòng nghiệp vụ thuộc Sở Tư pháp, có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực bổ trợ tư pháp, trong đó có hoạt động công chứng.
Ông Phạm Thanh Cao (Trưởng Phòng Bổ trợ Tư pháp) dẫn chứng việc tổ chức hành nghề công chứng nào nhận được thông tin trước thì nhập lên hệ thống như hiện nay đã dẫn đến tình trạng trùng lặp khi cập nhật, tra cứu thông tin.
Chính vì vậy, việc có một đầu mối đứng ra “lọc” thông tin ngay từ đầu sẽ giúp cho việc xây dựng, khai thác, sử dụng thông tin từ chương trình có hiệu quả hơn.
Đồng ý với quan điểm này, ông Nguyễn Xuân Bang (Trưởng Phòng Công chứng số 6) cho rằng, việc gửi thông tin ngăn chặn, thông tin tham khảo về một đầu mối thay vì gửi thông tin đến tất cả các tổ chức, các văn phòng như hiện nay sẽ giúp tiết kiệm, giảm chi phí cho người dân. Đồng thời, khi gỡ bỏ các thông tin này ra khỏi hệ thống cũng sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, nhiều công chứng viên có chung thắc mắc về việc phải đợi phía cơ quan đầu mối xử lý thông tin có thể dẫn đến tình trạng các tổ chức hành nghề biết về thông tin ngăn chặn “chậm,” kéo theo là nhiều hậu quả pháp lý có thể xảy ra do việc công chứng “nhầm” khi thiếu thông tin ngăn chặn.
Giải đáp thắc mắc này, ông Lã Hoàng Hưng (Phó Phòng Bổ trợ tư pháp) khẳng định đối với những trường hợp đó, nếu để xảy ra hậu quả, các tổ chức hành nghề công chứng có thể quy trách nhiệm về phía Phòng Bổ trợ tư pháp./.
Đại diện các tổ chức hành nghề công chứng đã thống nhất lựa chọn Phòng Bổ trợ Tư pháp (Sở Tư pháp Hà Nội) là cơ quan đầu mối quản lý hệ thống thông tin về công chứng, giúp cho các tổ chức hành nghề công chứng phòng ngừa rủi ro trong quá trình tác nghiệp.
Theo đánh giá của các tổ chức hành nghề công chứng, việc lựa chọn Phòng Bổ trợ tư pháp là cơ quan đầu mối tiếp nhận, cập nhật, quản lý thông tin là hợp lý vì đây là phòng nghiệp vụ thuộc Sở Tư pháp, có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực bổ trợ tư pháp, trong đó có hoạt động công chứng.
Ông Phạm Thanh Cao (Trưởng Phòng Bổ trợ Tư pháp) dẫn chứng việc tổ chức hành nghề công chứng nào nhận được thông tin trước thì nhập lên hệ thống như hiện nay đã dẫn đến tình trạng trùng lặp khi cập nhật, tra cứu thông tin.
Chính vì vậy, việc có một đầu mối đứng ra “lọc” thông tin ngay từ đầu sẽ giúp cho việc xây dựng, khai thác, sử dụng thông tin từ chương trình có hiệu quả hơn.
Đồng ý với quan điểm này, ông Nguyễn Xuân Bang (Trưởng Phòng Công chứng số 6) cho rằng, việc gửi thông tin ngăn chặn, thông tin tham khảo về một đầu mối thay vì gửi thông tin đến tất cả các tổ chức, các văn phòng như hiện nay sẽ giúp tiết kiệm, giảm chi phí cho người dân. Đồng thời, khi gỡ bỏ các thông tin này ra khỏi hệ thống cũng sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, nhiều công chứng viên có chung thắc mắc về việc phải đợi phía cơ quan đầu mối xử lý thông tin có thể dẫn đến tình trạng các tổ chức hành nghề biết về thông tin ngăn chặn “chậm,” kéo theo là nhiều hậu quả pháp lý có thể xảy ra do việc công chứng “nhầm” khi thiếu thông tin ngăn chặn.
Giải đáp thắc mắc này, ông Lã Hoàng Hưng (Phó Phòng Bổ trợ tư pháp) khẳng định đối với những trường hợp đó, nếu để xảy ra hậu quả, các tổ chức hành nghề công chứng có thể quy trách nhiệm về phía Phòng Bổ trợ tư pháp./.
Kim Anh (TTXVN)