Để tỏ lòng tưởng nhớ đồng chí Lê Đức Anh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Lê Đức Anh với nghi thức Quốc tang.
Rạch Giá-U Minh Thượng (Kiên Giang) từng trải qua một thời mưa bom, bão đạn, nơi Đại tướng Lê Đức Anh từng chia ngọt, sẻ bùi cùng người dân ở đây trong những năm chống Mỹ cứu nước.
Rời quê hương Thừa Thiên-Huế tham gia hoạt động cách mạng từ thời niên thiếu nhưng tình yêu với nơi chôn nhau cắt rốn vẫn đau đáu trong trái tim của Đại tướng Lê Đức Anh.
Cuộc đời hoạt động cách mạng của Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam để lại nhiều dấu ấn quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta.
Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh là một trong những nhà lãnh đạo quốc gia tầm cỡ trong thời kỳ đổi mới, nhà quân sự xuất sắc của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa.
Mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sỹ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao sức yếu, đồng chí Lê Đức Anh đã từ trần vào hồi 20 giờ 10 phút, ngày 22/4.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương đã đến thăm, chúc mừng nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười và nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh vừa được tặng Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng.
Đoàn Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng do Đại tướng Ngô Xuân Lịch làm Trưởng đoàn đã đến thăm, mừng thọ 96 tuổi của Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước.
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia-Sự thật ra mắt tác phẩm ''Đảng vững mạnh, đất nước phát triển, dân tộc trường tồn'' của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng; tác phẩm của nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh.