Tại phiên tòa, Công ty Mai Phương đề nghị bồi thường thay cho Trịnh Xuân Thanh khoản tiền gây thiệt hại hơn 13 tỷ đồng cho PVC và đề nghị Tòa tuyên trả lại cho công ty này lô đất 3.400m2 tại Tam Đảo.
Theo Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, các bị cáo từ chối luật sư chỉ định là đã tự từ bỏ quyền của mình nên phải tự bào chữa tại phiên tòa hôm nay.
Sau 1 tháng tuyên án vụ án xảy ra tại Ethanol Phú Thọ, đến nay Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã nhận được đơn kháng cáo của 7 bị cáo và 1 đơn vị có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Bị cáo Đinh La Thăng bị tuyên phạt 11 năm tù về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng,” hình phạt chung áp dụng đối với bị cáo Đinh La Thăng là 30 năm tù.
Phiên tòa đã làm rõ được năng lực, kinh nghiệm của Liên danh nhà thầu PVC/Alfa Laval/Delta-T, về hậu quả thiệt hại của vụ án, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi chỉ định thầu và hậu quả thiệt hại...
Theo đại diện Viện Kiểm sát, tuy bị cáo Đinh La Thăng có đặt ra việc đàm phán với các đối tác khác nhưng vẫn chỉ đạo chỉ định thầu cho PVC nếu PVC chấp thuận giá như hồ sơ yêu cầu của PVB đưa ra.
Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Ethanol Phú Thọ, nhiều bị cáo đã tham gia tự bào chữa, phân tích bối cảnh thực hiện hành vi, xin được giảm nhẹ hoặc miễn hình phạt cho mình.
Theo đại diện Viện Kiểm sát, cần có một hình phạt nghiêm khắc tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội mà bị cáo Đinh La Thăng đã gây ra, đồng thời có tác dụng răn đe, phòng ngừa chung.
Các bị cáo đều thừa nhận PVC/Alfa Laval/Delta-T không đủ điều kiện để trúng thầu, nhưng do sự chỉ đạo của bị cáo Đinh La Thăng nên các bị cáo phải điều chỉnh nhằm giúp Liên doanh này trúng thầu.
Sáng 8/3, tại Hà Nội, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội mở lại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Dự án Ethanol Phú Thọ.
Ngày 8/3, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội mở lại phiên tòa xét xử sơ thẩm 12 bị cáo trong vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” tại Dự án Ethanol Phú Thọ.
Khi triển khai dự án Ethanol Phú Thọ, với vai trò là Chủ tịch Hội đồng quản trị PVN, bị cáo Đinh La Thăng đã định hướng và chỉ đạo việc giao thầu cho PVC theo đề nghị của bị cáo Trịnh Xuân Thanh.
Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Dự án Ethanol Phú Thọ.
Bị cáo Trần Thị Bình đang điều trị tại bệnh viện, đại diện Công ty PVC Kinh Bắc cùng hơn 20 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đều vắng mặt tại phiên tòa.
Ngày 22/1, bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh sẽ ra hầu tòa trong vụ án xảy ra tại Dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học (Ethanol) Phú Thọ, viết tắt là Dự án Ethanol Phú Thọ.
Sáng 22/12, Tòa án Nhân dân TP.HCM đã tuyên án 20 bị cáo trong vụ sai phạm tại cao tốc TP.HCM-Trung Lương, trong đó, ông Đinh La Thăng (cựu Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải) nhận 10 năm tù.
Đại diện VKS đề nghị tuyên phạt Đinh Ngọc Hệ án chung thân về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản," 13 đến 14 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi."
Phiên tòa xét xử 20 bị cáo, trong đó có bị cáo Đinh La Thăng bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo Điều 219, Bộ luật Hình sự năm 2015.
Phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm trong vụ đấu thầu và thu phí tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương sẽ diễn ra vào ngày 14/12.