Theo danh sách xếp hạng QS University Rankings vừa được công bố, Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) của Singapore đã lần đầu tiên lọt vào tốp 10 trường tốt nhất châu Á trong năm 2013.
Đây là lần đầu tiên Đại học Công nghệ Nanyang lọt vào tốp 10 trong danh sách xếp hạng thường niên của công ty chuyên về giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) có trụ sở chính tại Anh.
Năm 2012, Đại học Công nghệ Nanyang xếp vị trí thứ 17.
Trong khi đó, Đại học Quốc gia Singapore (NUS) vẫn giữ vững vị trí thứ 2, cùng với Đại học Hong Kong. Đứng đầu danh sách 2013 của QS là trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong (HKUST).
Trong tuyên bố của mình, QS khẳng định Đại học Quốc gia Singapore là trường có uy tín lớn đối với giới chủ doanh nghiệp tại châu Á.
Ngoài ra, Đại học Quốc gia Singapore cũng giữ vị trí thứ hai về số trích dẫn trong các tài liệu, cho thấy trường đại học này đã công bố nhiều công trình nghiên cứu rất có giá trị.
Tuy nhiên, trong danh sách xếp hạng năm nay của QS, Đại học Tokyo, Nhật Bản đã rơi xuống thứ 9 - vị trí thấp nhất kể từ khi QS công bố bản xếp hạng thường niên.
Ngoài ra, trong số 10 trường đại học hàng đầu của Nhật Bản, chỉ có một trường duy nhất thăng hạng, trong khi 6 trường khác bị hạ bậc.
Danh sách xếp hạng các trường đại học châu Á được QS tiến hành với 300 trường hàng đầu của khu vực dựa trên các tiêu chí như danh tiếng về mặt học thuật, danh tiếng đối với giới chủ lao động, tỷ lệ sinh viên trên ngành học, tỷ lệ tài liệu được các khoa công bố và tỷ lệ được trích dẫn trong các tài liệu./.
Đây là lần đầu tiên Đại học Công nghệ Nanyang lọt vào tốp 10 trong danh sách xếp hạng thường niên của công ty chuyên về giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) có trụ sở chính tại Anh.
Năm 2012, Đại học Công nghệ Nanyang xếp vị trí thứ 17.
Trong khi đó, Đại học Quốc gia Singapore (NUS) vẫn giữ vững vị trí thứ 2, cùng với Đại học Hong Kong. Đứng đầu danh sách 2013 của QS là trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong (HKUST).
Trong tuyên bố của mình, QS khẳng định Đại học Quốc gia Singapore là trường có uy tín lớn đối với giới chủ doanh nghiệp tại châu Á.
Ngoài ra, Đại học Quốc gia Singapore cũng giữ vị trí thứ hai về số trích dẫn trong các tài liệu, cho thấy trường đại học này đã công bố nhiều công trình nghiên cứu rất có giá trị.
Tuy nhiên, trong danh sách xếp hạng năm nay của QS, Đại học Tokyo, Nhật Bản đã rơi xuống thứ 9 - vị trí thấp nhất kể từ khi QS công bố bản xếp hạng thường niên.
Ngoài ra, trong số 10 trường đại học hàng đầu của Nhật Bản, chỉ có một trường duy nhất thăng hạng, trong khi 6 trường khác bị hạ bậc.
Danh sách xếp hạng các trường đại học châu Á được QS tiến hành với 300 trường hàng đầu của khu vực dựa trên các tiêu chí như danh tiếng về mặt học thuật, danh tiếng đối với giới chủ lao động, tỷ lệ sinh viên trên ngành học, tỷ lệ tài liệu được các khoa công bố và tỷ lệ được trích dẫn trong các tài liệu./.
Việt Hải/Singapore (Vietnam+)