Phát biểu tại buổi làm việc, bà Trương Thị Mai ghi nhận công tác chuẩn bị bầu cửđại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp của tỉnh Phú Thọ đã đáp ứng cácquy định của pháp luật, trình tự các bước được thực hiện chặt chẽ từ cấp tỉnhđến xã. Các bước hiệp thương giới thiệu nhân sự được thực hiện dân chủ, đáp ứngđược cơ cấu; đặc biệt là tỷ lệ người ứng cử là nữ, người ngoài Đảng và trẻ tuổikhá cao.
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp diễn ra đồng thờinên cử tri tiếp cận với bảng danh sách nhiều hơn, lượng thông tin cũng lớn hơn,tỉnh cần tiếp tục tuyên truyền sâu rộng hơn nữa đến nhân dân để cuộc bầu cử đạtđược kết quả, đúng quy định và thực sự là ngày hội của toàn dân.
Với truyền thống là địa phương tổ chức tốt các sự kiện chính trị quan trọng,bà Trương Thị Mai mong muốn tỉnh Phú Thọ phát huy thế mạnh này để cuộc bầu cửđại biểu Quốc hội khóa XIII và Hội đồng Nhân dân các cấp thành công tốt đẹp.
Trên cơ sở dự kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân bổ cơ cấu, thành phần,số lượng đại biểu Quốc hội khóa XIII, tỉnh Phú Thọ được bầu bảy đại biểu, trongđó đại biểu tại địa phương là bốn đại biểu, trung ương giới thiệu ba đại biểu.
Tại hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, số người tham gia ứng cử đại biểu Quốchội của tỉnh là 17 người; trong đó tỷ lệ nữ chiếm 35,3%, người ngoài Đảng chiếm35,3%, trẻ tuổi là 35,3%, tái cử là 11,8%. Đối với công tác bầu cử đại biểu Hộiđồng Nhân dân tỉnh Phú Thọ khóa XVII (nhiệm kỳ 2011-2016), tỉnh được bầu 77 đạibiểu.
Sau khi hiệp thương lần thứ nhất, số người tham gia ứng cử đại biểu Hội đồngNhân dân tỉnh khóa XVII là 155 người; trong đó, người ứng cử là nữ đạt tỷ lệ42,5%, người ngoài Đảng là 36,1%, trẻ tuổi đạt 29%, người dân tộc thiểu số là15,4%. Tổng số đại biểu bầu vào Hội đồng Nhân dân cấp huyện trên địa bàn là 497đại biểu; số người tham gia ứng cử là 978 người./.