Ngay trong tháng Một của năm 2013, thị trường đã đón nhận nhiều thông tin không vui về kết quả kinh doanh của ngành chứng khoán. Trong số đó, có nhiều công ty chứng khoán thua lỗ liên tiếp và rơi vào tình trạng âm vốn chủ sở hữu kéo dài. Thực tế này báo hiệu nhiều khả năng ngay trong quý I này danh sách các công ty chứng khoán phải “rời” thị trường sẽ rất dài. Lỗ liểng xiểng Số liệu từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) cho thấy, trong hơn 100 công ty chứng khoán trên thị trường, riêng năm 2012 có tới hơn 50% các công ty chứng khoán bị thua lỗ, nếu tính lỗ lũy kế thì con số lên trên 70%. Theo đó, Ủy ban đã đưa 11 công ty chứng khoán vào diện kiểm soát đặc biệt và 3 công ty vào diện kiểm soát. Đáng chú ý, có 4 công ty chứng khoán đã bị rút nghiệp vụ môi giới. Theo SSC, việc rút nghiệp vụ môi giới trên thực tế là rút giấy phép hoạt động, chỉ còn tồn tại pháp nhân để xử lý các khoản nợ. Sơ bộ kết quả kinh doanh từ các công ty chứng khoán đã công bố trong tháng Một này, các công ty có mức lỗ lũy kế đạt 50% trở lên có Chứng khoán Hồng Bàng lỗ lũy kế hơn 18.79 tỷ đồng, vốn điều lệ 35 tỷ đồng; Chứng Khoán Tầm Nhìn đã có 5 năm liên tiếp báo lỗ kể từ năm 2008, tổng lỗ lũy kế là 53.9 tỷ đồng, vốn điều lệ 75,5 tỷ đồng; Chứng khoán Nam An lợi nhuận chưa phân phối âm 71.3 tỷ đồng, chiếm vốn điều lệ 140 tỷ đồng… Ngoài ra, Chứng khoán Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín vẫn tiếp tục lỗ lũy kế hơn 1,761 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu âm trên 245 tỷ đồng. Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán 2012 của Công ty vẫn chưa khắc phục được việc vốn chủ sở hữu âm thì bản án hủy niêm yết bắt buộc đang đến gần đối với SBS. Bên cạnh đó, Chứng khoán Cao su cũng ghi nhận lỗ lũy kế 50.29 tỷ đồng, kéo theo vốn chủ sở hữu âm đến 10.29 tỷ đồng. Trước đó tháng 10/2012, Công ty bị đình chỉ hoạt động 6 tháng do do không đáp ứng các điều kiện quy định về chỉ tiêu an toàn tài chính. Theo Thông tư 165 có hiệu lực từ 1/12/2012, các công ty chứng khoán không khắc phục được tình trạng kiểm soát đặc biệt, có lỗ lũy kế đạt 50% vốn điều lệ trở lên, không đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác theo quy định của pháp luật, theo từng cấp độ sẽ có thể bị đình chỉ hay tạm ngừng hoạt động. Bên cạnh đó Thông tư 210 có hiệu lực từ 15/1/2013, bổ sung quy định về chuẩn bị các thủ tục rút giấp phép hoạt động nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý các công ty yếu kém. Rút lui tự nguyện Ngày 23/1 vừa qua, Chứng khoán Liên Việt đã công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị, theo đó Công ty sẽ xin ý kiến cổ đông về việc chấm dứt tư cách thành viên trên hai Sở giao dịch HoSE và HNX trong thời gian tới. Mặc dù, Chứng khoán Liên Việt chưa công bố báo cáo tài chính quý IV/2012, song 9 tháng của năm 2012, Công ty đã lỗ 10,78 tỷ đồng. Tính đến 30/9/2012, tổng nguồn vốn của Chứng khoán Liên Việt gần 687 tỷ đồng, nằm chủ yếu trong khoản nợ dài hạn là 572 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu khoảng 100 tỷ đồng. Hồi tháng 6/2012, ông Hoàng Xuân Quyến nguyên Tổng giám đốc Công ty đã bị bắt do sai phạm trong quá trình làm tổng giám đốc gây thiệt hại tài chính của Công ty chứng khoán Liên Việt. Trước đó, Chứng khoán Âu Việt (AVSC)cũng đã thông qua Nghị quyết của Hội đồng quản trị về việc tổ chức Đại hội Cổ đông thường niên 2013, trong đó có nội dung về việc xin hủy niêm yết và giải thể công ty. Cụ thể, từ ngày 28/12/2012 hai Sở HNX và HoSE ngừng hoạt động giao dịch đối với AVSC. Bên cạnh đó, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam cũng đã ngừng cung cấp các dịch vụ liên quan đến hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán đối với AVSC từ 4/1/2013. Mới đây, Chứng Khoán Âu Việt cũng đã công bố kết quả hoạt động kinh với mức lỗ lũy kế tới cuối năm 2012 bị âm hơn 151 tỷ đồng, vốn điều lệ của công ty đạt 360 tỷ đồng. Do đó, vốn chủ sở hữu của AVS đã giảm xuống còn gần 216 tỷ đồng.
Cổ đông hãy... tự cứu mình! Theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), số lượng hơn 100 công ty chứng khoán trong một thị trường nhỏ như Việt Nam là quá nhiều, cộng với sự yếu kém của không ít Hội đồng quản trị công ty, thì sự đào thải diễn ra sẽ là tất yếu. Tính cạnh tranh của các công ty chứng khoán có kết quả kinh doanh yếu kém ngày càng trở nên yếu thế. Sự việc một số công ty chứng khoán lạm dụng tài khoản của nhà đầu tư đồng thời mất khả năng thanh toán, đã khiến nhà đầu tư mất niềm tin và tạo ra làn sóng dịch chuyển tài khoản sang các công ty chứng khoán lớn. Ông Nguyễn Tuấn Anh, một trong những nhà đầu tư kỳ cựu trên sàn chứng khoán SME trước đây cho biết, ngay sau khi biết tin Công ty có khó khăn về thanh khoản, anh đã nhanh chóng chuyển tài khoản sang các công ty chứng khoán có uy tín và tên tuổi lớn. “Nhiều nhà đầu tư gần như mất trắng tài sản do tình trạng mất thanh khoản của một số công ty chứng khoán trong thời gian vừa qua. Mới đây, bạn tôi cũng bị bán chứng khoán ở Công ty T.A, mặc dù đã được xác nhận nợ, nhưng cả năm rồi vẫn chưa lấy được tiền về. Kinh doanh chứng khoán đã rất khó khăn, giờ đây lại mất tiền oan từ mấy công ty chứng khoán, nên nhiều người đã đưa ra quyết định rút ra khỏi các công ty nhỏ nhằm tìm kiếm giải pháp an toàn,” ông Tuấn Anh nói. Ngoài ra, một cựu Tổng giám đốc công ty chứng khoán tầm trung cho hay, do tình hình thị trường khó khăn kéo dài, chất xám trong ngành chứng khoán dịch chuyển sang các lĩnh vực khác rất nhiều. Vì vậy, các công ty chứng khoán yếu kém muốn tìm kiếm nhân sự giỏi vào bộ máy điều hành để vực dậy công ty là điều không dễ dàng. “Một công ty lớn như Âu Việt đã tự động rút lui khỏi thị trường, đó là một lựa chọn khôn ngoan. Bởi, đã yếu kém và thiếu tính cạch tranh thì càng ở lại càng ‘sa lầy’. Kỳ Đại hội cổ đông tới đây, các cổ đông sẽ phải quyết định với vai trò tự cứu mình. Đây là quyền lợi sát sườn, giải thể có thể vớt vát được phần nào tài sản chứ tiếp tục níu kéo, đổ thêm tiền thì rủi ro càng lớn,” ông Hải nhận định./.
Cổ đông hãy... tự cứu mình! Theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), số lượng hơn 100 công ty chứng khoán trong một thị trường nhỏ như Việt Nam là quá nhiều, cộng với sự yếu kém của không ít Hội đồng quản trị công ty, thì sự đào thải diễn ra sẽ là tất yếu. Tính cạnh tranh của các công ty chứng khoán có kết quả kinh doanh yếu kém ngày càng trở nên yếu thế. Sự việc một số công ty chứng khoán lạm dụng tài khoản của nhà đầu tư đồng thời mất khả năng thanh toán, đã khiến nhà đầu tư mất niềm tin và tạo ra làn sóng dịch chuyển tài khoản sang các công ty chứng khoán lớn. Ông Nguyễn Tuấn Anh, một trong những nhà đầu tư kỳ cựu trên sàn chứng khoán SME trước đây cho biết, ngay sau khi biết tin Công ty có khó khăn về thanh khoản, anh đã nhanh chóng chuyển tài khoản sang các công ty chứng khoán có uy tín và tên tuổi lớn. “Nhiều nhà đầu tư gần như mất trắng tài sản do tình trạng mất thanh khoản của một số công ty chứng khoán trong thời gian vừa qua. Mới đây, bạn tôi cũng bị bán chứng khoán ở Công ty T.A, mặc dù đã được xác nhận nợ, nhưng cả năm rồi vẫn chưa lấy được tiền về. Kinh doanh chứng khoán đã rất khó khăn, giờ đây lại mất tiền oan từ mấy công ty chứng khoán, nên nhiều người đã đưa ra quyết định rút ra khỏi các công ty nhỏ nhằm tìm kiếm giải pháp an toàn,” ông Tuấn Anh nói. Ngoài ra, một cựu Tổng giám đốc công ty chứng khoán tầm trung cho hay, do tình hình thị trường khó khăn kéo dài, chất xám trong ngành chứng khoán dịch chuyển sang các lĩnh vực khác rất nhiều. Vì vậy, các công ty chứng khoán yếu kém muốn tìm kiếm nhân sự giỏi vào bộ máy điều hành để vực dậy công ty là điều không dễ dàng. “Một công ty lớn như Âu Việt đã tự động rút lui khỏi thị trường, đó là một lựa chọn khôn ngoan. Bởi, đã yếu kém và thiếu tính cạch tranh thì càng ở lại càng ‘sa lầy’. Kỳ Đại hội cổ đông tới đây, các cổ đông sẽ phải quyết định với vai trò tự cứu mình. Đây là quyền lợi sát sườn, giải thể có thể vớt vát được phần nào tài sản chứ tiếp tục níu kéo, đổ thêm tiền thì rủi ro càng lớn,” ông Hải nhận định./.
Theo ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy Ban chứng khoán Nhà nước, SSC đã lập Hội đồng đánh giá báo cáo tài chính và báo cáo chỉ tiêu an toàn tài chính công ty chứng khoán, đánh giá chất lượng báo cáo tài chính, đưa vào và đưa ra khỏi diện kiểm soát, kiểm soát đặc biệt công ty chứng khoán. Hiện, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đang triển khai dự thảo quy trình quản trị rủi ro áp dụng cho công ty chứng khoán và dự thảo quy định phân loại để cảnh báo sớm công ty chứng khoán theo mô hình quốc tế, dự kiến sẽ được áp dụng từ 2013. |
Linh Chi (Vietnam+)