Giao tranh tiếp diễn dữ dội tại thành phố Abidjan của Cote d’Ivoire giữa lực lượng ủng hộ Tổng thống mãn nhiệm Laurent Gbagbo và lực lượng trung thành với Tổng thống đắc cử được quốc tế công nhận Alassane Ouattara.
Các nhân chứng tại chỗ cho biết có ít nhất 5 người thiệt mạng và nhiều người bị thương trong các cuộc giao tranh ngày 7/4.
Cùng ngày, các binh sĩ Pháp đã giải cứu thành công Đại sứ Nhật Bản tại Cote d’Ivoire Okamura Yoshifumi cùng 7 nhân viên trợ lý sau nhiều giờ giao tranh với lực lượng ủng hộ ông Gbagbo. Chiến dịch giải cứu được tiến hành từ đêm 6/4 sau khi nhà riêng của vị đại sứ này ở thành phố Abidjan bị lính đánh thuê vây hãm.
Trong chiến dịch này, các lực lượng Pháp cũng đã phá huỷ nhiều phương tiện quân sự của quân đội trung thành với ông Gbagbo. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Gerard Longuet cho biết ông Gbagbo hiện có gần 1.000 quân tại Abidjan, trong đó khoảng 200 người đang tập trung tại dinh thự của ông.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe cho biết đã nhận được đề nghị từ nhiều nước yêu cầu quân đội Pháp giúp sơ tán các nhà ngoại giao ra khỏi Cote d’Ivoire do lo ngại chiến sự tiếp diễn ác liệt sau khi cuộc đàm phán về việc ông Gbagbo từ chức thất bại.
Bộ Ngoại giao Philippines ngày 7/4 thông báo bắt đầu đưa công dân nước này tại Cote d’Ivoire về nước. Đại sứ quán Philippines tại Nigeria kiêm nhiệm quan hệ với Cote d’Ivoire đảm trách việc này và đã đưa 10 công dân về nước.
Bộ Ngoại giao Philippines cũng cho biết hiện có khoảng 100 người Philippines ở Cote d’Ivoire, trong đó phần lớn là người lao động, ngoài ra có một số người định cư lâu dài.
Nhận định về khả năng thay đổi chính quyền tại Cote d’Ivoire, Ngoại trưởng Pháp Alanh Juppe cho rằng sự ra đi của ông Gbagbo là không thể tránh khỏi. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nga cho rằng không có gì đảm bảo chắc chắn một chính phủ mới ở Cote d’Ivoire, nếu được thành lập, sẽ mang lại sự ổn định cho quốc gia Tây Phi này.
Hãng thông tấn Interfax dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, ông Alexander Lukashevich, nhấn mạnh: "Cưỡng ép thay đổi quyền lực chưa chắc đồng nghĩa với việc ổn định, hòa bình và dân chủ sẽ đến với đất nước Cote d’Ivoire."
Theo thống kê của Liên hợp quốc, tính đến nay đã có khoảng 1000 người Cote d’Ivoire thiệt mạng trong làn sóng bạo lực kể từ sau cuộc bầu cử tổng thống giữa tháng 12 năm ngoái./.
Các nhân chứng tại chỗ cho biết có ít nhất 5 người thiệt mạng và nhiều người bị thương trong các cuộc giao tranh ngày 7/4.
Cùng ngày, các binh sĩ Pháp đã giải cứu thành công Đại sứ Nhật Bản tại Cote d’Ivoire Okamura Yoshifumi cùng 7 nhân viên trợ lý sau nhiều giờ giao tranh với lực lượng ủng hộ ông Gbagbo. Chiến dịch giải cứu được tiến hành từ đêm 6/4 sau khi nhà riêng của vị đại sứ này ở thành phố Abidjan bị lính đánh thuê vây hãm.
Trong chiến dịch này, các lực lượng Pháp cũng đã phá huỷ nhiều phương tiện quân sự của quân đội trung thành với ông Gbagbo. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Gerard Longuet cho biết ông Gbagbo hiện có gần 1.000 quân tại Abidjan, trong đó khoảng 200 người đang tập trung tại dinh thự của ông.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe cho biết đã nhận được đề nghị từ nhiều nước yêu cầu quân đội Pháp giúp sơ tán các nhà ngoại giao ra khỏi Cote d’Ivoire do lo ngại chiến sự tiếp diễn ác liệt sau khi cuộc đàm phán về việc ông Gbagbo từ chức thất bại.
Bộ Ngoại giao Philippines ngày 7/4 thông báo bắt đầu đưa công dân nước này tại Cote d’Ivoire về nước. Đại sứ quán Philippines tại Nigeria kiêm nhiệm quan hệ với Cote d’Ivoire đảm trách việc này và đã đưa 10 công dân về nước.
Bộ Ngoại giao Philippines cũng cho biết hiện có khoảng 100 người Philippines ở Cote d’Ivoire, trong đó phần lớn là người lao động, ngoài ra có một số người định cư lâu dài.
Nhận định về khả năng thay đổi chính quyền tại Cote d’Ivoire, Ngoại trưởng Pháp Alanh Juppe cho rằng sự ra đi của ông Gbagbo là không thể tránh khỏi. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nga cho rằng không có gì đảm bảo chắc chắn một chính phủ mới ở Cote d’Ivoire, nếu được thành lập, sẽ mang lại sự ổn định cho quốc gia Tây Phi này.
Hãng thông tấn Interfax dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, ông Alexander Lukashevich, nhấn mạnh: "Cưỡng ép thay đổi quyền lực chưa chắc đồng nghĩa với việc ổn định, hòa bình và dân chủ sẽ đến với đất nước Cote d’Ivoire."
Theo thống kê của Liên hợp quốc, tính đến nay đã có khoảng 1000 người Cote d’Ivoire thiệt mạng trong làn sóng bạo lực kể từ sau cuộc bầu cử tổng thống giữa tháng 12 năm ngoái./.
(TTXVN/Vietnam+)