Cuộc khủng hoảng ở Syria vẫn chưa có lối thoát. Việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thất bại trong việc thông qua dự thảo nghị quyết về tình hình Syria do lá phiếu phủ quyết của Nga và Trung Quốc đã giúp Tổng thống Bashar al-Assad tránh được cú “knock-out” của phương Tây và Liên đoàn Arập (AL).
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là ông Assad đã hoàn toàn thoát hiểm. Chính phủ do ông cầm quyền đang phải đối mặt với sức ép ngày càng lớn từ cả trong và ngoài nước với nguy cơ nhãn tiền là một cuộc nội chiến kéo dài như ở Libya.
Với sự ra đời của “Hội đồng cách mạng cấp cao” thay thế lực lượng Quân đội Syria Tự do (FSA), chắc chắn lực lượng binh sỹ đào ngũ tại quốc gia Trung Đông này sẽ không dễ dàng bỏ cuộc, nhất là khi họ đang nhận được sự cổ súy mạnh mẽ từ một số thế lực muốn gây bất ổn từ bên ngoài.
Thậm chí, có nguồn tin nói rằng những binh sỹ nước ngoài không tham chiến trực tiếp với quân đội Chính phủ Syria đang đảm nhiệm vai trò cố vấn chiến thuật, điều hành các đường dây liên lạc và tiếp nhận những yêu cầu của lực lượng nổi dậy về vũ khí, đạn dược và trợ giúp hậu cần để thông tin cho những đầu mối cung cấp bên ngoài.
Đó là chưa kể tới việc Hội đồng Dân tộc Syria (SNC) - được thành lập từ những người bất đồng chính kiến - cũng đang tăng cường sức ép buộc ông Assad từ bỏ quyền lực, coi đây là điều kiện tiên quyết cho bất kỳ cuộc đàm phán nào với chính phủ hiện nay.
Sức ép không dừng lại ở đó. Chính quyền của Tổng thống Assad hiện đang phải đối mặt với sự cô lập ngày càng tăng về mặt ngoại giao khi một loạt chính phủ phương Tây và các nước vùng Vịnh quyết định triệu Đại sứ tại Damascus về nước.
Mỹ là quốc gia đầu tiên khơi mào cho “cơn bão” ngoại giao nhằm vào Syria khi quyết định đóng cửa Đại sứ quán tại nước này, rút toàn bộ nhân viên ngoại giao về nước, đồng thời đề xuất thành lập liên minh quốc tế chống chính quyền Damascus.
Không chỉ gây sức ép về mặt ngoại giao, Liên đoàn Arập và Mỹ còn đang tính tới khả năng sử dụng giải pháp quân sự đối với chính quyền của Tổng thống Assad.
Theo một số nguồn tin tình báo, Lầu Năm Góc và Bộ Chỉ huy Trung ương Mỹ (CENTCOM) đã bắt đầu thảo luận nội bộ về các phương án quân sự có thể sử dụng đối với Syria.
Hai Thượng nghị sỹ John McCain và Josseph Lieberman còn cho rằng Washington nên cân nhắc cả việc trang bị vũ khí cho các nhóm nổi dậy hoặc thiết lập vùng cấm bay ở Syria như từng làm với Libya.
Rõ ràng, gọng kìm của phương Tây đang siết lại đối với chính quyền của Tổng thống Assad. Trong bối cảnh đó, Nga và Trung Quốc đang nỗ lực thể hiện vai trò của mình trong việc tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng Syria. Một trong những bước đi của Nga là cố gắng làm trung gian đàm phán giữa chính quyền và phe đối lập nhằm kiềm chế bạo lực ở nước này.
Theo nhận định của nhà phân tích chính trị quốc tế George Gabbour, lá phiếu phủ quyết của Nga và Trung Quốc đối với dự thảo nghị quyết về tình hình Syria là lời kêu gọi tất cả các đảng phái ở quốc gia này tiến hành đối thoại, bởi đó là cách giải quyết tốt nhất cho cuộc khủng hoảng hiện nay.
Ông Gabbour cũng cho rằng một sự thay đổi chế độ do bên ngoài ép buộc không mang lại lợi ích cho phần lớn người dân Syria, nhất là khi họ ủng hộ việc cải cách chính trị chứ không phải một sự thay đổi chế độ. Thậm chí, cả những người dân Syria đổ xuống đường phố để kêu gọi cải cách trên thực tế cũng phản đối sự can thiệp của các cường quốc phương Tây. Vì thế, một cuộc can thiệp quân sự do phương Tây và một số quốc gia Arập tiến hành có thể sẽ khiến tình hình ở Syria trở nên nghiêm trọng hơn.
Do vị trí địa lý đặc biệt của Syria, không ít nhà phân tích cũng cho rằng sự thay đổi chế độ một cách ép buộc ở quốc gia này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình chính trị ở Iran, Lebanon và Palestine, thậm chí làm thay đổi tình hình chính trị của toàn khu vực Trung Đông.
Trong “Tuyên bố đặc biệt về tình hình Syria” ngày 10/2, Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga khẳng định: “Duma Quốc gia Nga cực lực lên án những âm mưu và hành động can thiệp vũ lực vào công việc của các nước khác cũng như áp đặt cho họ những quyết định từ bên ngoài. Nga kêu gọi Liên hợp quốc, đặc biệt là Hội đồng Bảo an, giữ lập trường trung lập trong vấn đề Syria và không để lặp lại kịch bản Libya.”
Đây cũng là quan điểm của Bắc Kinh, được thể hiện thông qua tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lưu Vi Dân: “Mục tiêu của Trung Quốc là ủng hộ người dân Syria thoát khỏi bạo lực, xung đột và ngọn lửa chiến tranh chứ không phải làm cho tình hình thêm phức tạp."
Mọi hành động can thiệp thiếu thiện chí từ bên ngoài, dù ở cấp độ nào hay dưới bất kỳ hình thức nào, chắc chắn sẽ không mang lại hiệu quả. Điều đó dễ hiểu bởi chỉ người dân Syria mới có quyền quyết định vận mệnh của mình và chỉ dân tộc Syria mới tìm ra lời giải cho bài toán xung đột đã kéo dài 11 tháng qua ở nước này./.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là ông Assad đã hoàn toàn thoát hiểm. Chính phủ do ông cầm quyền đang phải đối mặt với sức ép ngày càng lớn từ cả trong và ngoài nước với nguy cơ nhãn tiền là một cuộc nội chiến kéo dài như ở Libya.
Với sự ra đời của “Hội đồng cách mạng cấp cao” thay thế lực lượng Quân đội Syria Tự do (FSA), chắc chắn lực lượng binh sỹ đào ngũ tại quốc gia Trung Đông này sẽ không dễ dàng bỏ cuộc, nhất là khi họ đang nhận được sự cổ súy mạnh mẽ từ một số thế lực muốn gây bất ổn từ bên ngoài.
Thậm chí, có nguồn tin nói rằng những binh sỹ nước ngoài không tham chiến trực tiếp với quân đội Chính phủ Syria đang đảm nhiệm vai trò cố vấn chiến thuật, điều hành các đường dây liên lạc và tiếp nhận những yêu cầu của lực lượng nổi dậy về vũ khí, đạn dược và trợ giúp hậu cần để thông tin cho những đầu mối cung cấp bên ngoài.
Đó là chưa kể tới việc Hội đồng Dân tộc Syria (SNC) - được thành lập từ những người bất đồng chính kiến - cũng đang tăng cường sức ép buộc ông Assad từ bỏ quyền lực, coi đây là điều kiện tiên quyết cho bất kỳ cuộc đàm phán nào với chính phủ hiện nay.
Sức ép không dừng lại ở đó. Chính quyền của Tổng thống Assad hiện đang phải đối mặt với sự cô lập ngày càng tăng về mặt ngoại giao khi một loạt chính phủ phương Tây và các nước vùng Vịnh quyết định triệu Đại sứ tại Damascus về nước.
Mỹ là quốc gia đầu tiên khơi mào cho “cơn bão” ngoại giao nhằm vào Syria khi quyết định đóng cửa Đại sứ quán tại nước này, rút toàn bộ nhân viên ngoại giao về nước, đồng thời đề xuất thành lập liên minh quốc tế chống chính quyền Damascus.
Không chỉ gây sức ép về mặt ngoại giao, Liên đoàn Arập và Mỹ còn đang tính tới khả năng sử dụng giải pháp quân sự đối với chính quyền của Tổng thống Assad.
Theo một số nguồn tin tình báo, Lầu Năm Góc và Bộ Chỉ huy Trung ương Mỹ (CENTCOM) đã bắt đầu thảo luận nội bộ về các phương án quân sự có thể sử dụng đối với Syria.
Hai Thượng nghị sỹ John McCain và Josseph Lieberman còn cho rằng Washington nên cân nhắc cả việc trang bị vũ khí cho các nhóm nổi dậy hoặc thiết lập vùng cấm bay ở Syria như từng làm với Libya.
Rõ ràng, gọng kìm của phương Tây đang siết lại đối với chính quyền của Tổng thống Assad. Trong bối cảnh đó, Nga và Trung Quốc đang nỗ lực thể hiện vai trò của mình trong việc tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng Syria. Một trong những bước đi của Nga là cố gắng làm trung gian đàm phán giữa chính quyền và phe đối lập nhằm kiềm chế bạo lực ở nước này.
Theo nhận định của nhà phân tích chính trị quốc tế George Gabbour, lá phiếu phủ quyết của Nga và Trung Quốc đối với dự thảo nghị quyết về tình hình Syria là lời kêu gọi tất cả các đảng phái ở quốc gia này tiến hành đối thoại, bởi đó là cách giải quyết tốt nhất cho cuộc khủng hoảng hiện nay.
Ông Gabbour cũng cho rằng một sự thay đổi chế độ do bên ngoài ép buộc không mang lại lợi ích cho phần lớn người dân Syria, nhất là khi họ ủng hộ việc cải cách chính trị chứ không phải một sự thay đổi chế độ. Thậm chí, cả những người dân Syria đổ xuống đường phố để kêu gọi cải cách trên thực tế cũng phản đối sự can thiệp của các cường quốc phương Tây. Vì thế, một cuộc can thiệp quân sự do phương Tây và một số quốc gia Arập tiến hành có thể sẽ khiến tình hình ở Syria trở nên nghiêm trọng hơn.
Do vị trí địa lý đặc biệt của Syria, không ít nhà phân tích cũng cho rằng sự thay đổi chế độ một cách ép buộc ở quốc gia này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình chính trị ở Iran, Lebanon và Palestine, thậm chí làm thay đổi tình hình chính trị của toàn khu vực Trung Đông.
Trong “Tuyên bố đặc biệt về tình hình Syria” ngày 10/2, Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga khẳng định: “Duma Quốc gia Nga cực lực lên án những âm mưu và hành động can thiệp vũ lực vào công việc của các nước khác cũng như áp đặt cho họ những quyết định từ bên ngoài. Nga kêu gọi Liên hợp quốc, đặc biệt là Hội đồng Bảo an, giữ lập trường trung lập trong vấn đề Syria và không để lặp lại kịch bản Libya.”
Đây cũng là quan điểm của Bắc Kinh, được thể hiện thông qua tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lưu Vi Dân: “Mục tiêu của Trung Quốc là ủng hộ người dân Syria thoát khỏi bạo lực, xung đột và ngọn lửa chiến tranh chứ không phải làm cho tình hình thêm phức tạp."
Mọi hành động can thiệp thiếu thiện chí từ bên ngoài, dù ở cấp độ nào hay dưới bất kỳ hình thức nào, chắc chắn sẽ không mang lại hiệu quả. Điều đó dễ hiểu bởi chỉ người dân Syria mới có quyền quyết định vận mệnh của mình và chỉ dân tộc Syria mới tìm ra lời giải cho bài toán xung đột đã kéo dài 11 tháng qua ở nước này./.
Vũ Hà (TTXVN/Vietnam+)