Chỉ số sinh hoạt phí do Cơ quan tư vấn nguồn nhân lực ECA International công bố tuần này lần đầu tiên cho thấy Singapore là nơi đắt đỏ hơn, so với Hong Kong, đối với những người nước ngoài cư trú và làm việc tại đó.
Theo xếp hạng của ECA, Singapore đã nhảy từ bậc 9 của năm 2010 lên bậc 6 về chi phí sinh hoạt đắt đỏ ở châu Á, vượt trước Hong Kong, vùng lãnh thổ giữ vị trí thứ 7.
Tuy vậy, sự xuống hạng của Singapore lại được các phương tiện thông tin đại chúng địa phương coi là một dấu hiệu tích cực vì họ cho rằng sự tăng giá của đồng nội tệ so với các đồng ngoại tệ là lý do khiến chi phí sinh hoạt tăng nhưng điều đó cũng có nghĩa là các công ty của Singapore cử nhân viên của họ ra nước ngoài làm việc giờ đây phải chi ít tiền hơn mà vẫn duy trì được mức sống cao.
Còn tại Hong Kong, các phương tiện truyền thông lại thổi phồng thực tế là thành phố của họ hiện là một nơi có sức hút hơn đối với các công ty nước ngoài, khiến các công ty này muốn đưa nhân viên tới làm việc, bởi phí sinh hoạt rẻ hơn.
Giám đốc ECA khu vực châu Á, Lee Quane nói rằng chỉ số mới công bố này được coi là tin xấu đối với Singapore vì họ đang mất thế cạnh tranh. Trong bảng xếp hạng tốp 10 thành phố đắt đỏ nhất khu vực, Singapore chỉ đứng sau các thành phố của Nhật Bản, với Tokyo không chỉ là nơi đắt đỏ nhất khu vực mà còn là nơi đắt đỏ nhất thế giới.
Thành phố Zurich của Thụy Sĩ cũng có "bước tiến lớn" trong tốp 10 thế giới, nhảy từ bậc 10 của năm ngoái lên bậc 6 năm nay, trong khi thành phố Luanda của Angola lại "tụt" từ bậc ba xuống đứng thứ 7 trong tốp 10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới./.
Theo xếp hạng của ECA, Singapore đã nhảy từ bậc 9 của năm 2010 lên bậc 6 về chi phí sinh hoạt đắt đỏ ở châu Á, vượt trước Hong Kong, vùng lãnh thổ giữ vị trí thứ 7.
Tuy vậy, sự xuống hạng của Singapore lại được các phương tiện thông tin đại chúng địa phương coi là một dấu hiệu tích cực vì họ cho rằng sự tăng giá của đồng nội tệ so với các đồng ngoại tệ là lý do khiến chi phí sinh hoạt tăng nhưng điều đó cũng có nghĩa là các công ty của Singapore cử nhân viên của họ ra nước ngoài làm việc giờ đây phải chi ít tiền hơn mà vẫn duy trì được mức sống cao.
Còn tại Hong Kong, các phương tiện truyền thông lại thổi phồng thực tế là thành phố của họ hiện là một nơi có sức hút hơn đối với các công ty nước ngoài, khiến các công ty này muốn đưa nhân viên tới làm việc, bởi phí sinh hoạt rẻ hơn.
Giám đốc ECA khu vực châu Á, Lee Quane nói rằng chỉ số mới công bố này được coi là tin xấu đối với Singapore vì họ đang mất thế cạnh tranh. Trong bảng xếp hạng tốp 10 thành phố đắt đỏ nhất khu vực, Singapore chỉ đứng sau các thành phố của Nhật Bản, với Tokyo không chỉ là nơi đắt đỏ nhất khu vực mà còn là nơi đắt đỏ nhất thế giới.
Thành phố Zurich của Thụy Sĩ cũng có "bước tiến lớn" trong tốp 10 thế giới, nhảy từ bậc 10 của năm ngoái lên bậc 6 năm nay, trong khi thành phố Luanda của Angola lại "tụt" từ bậc ba xuống đứng thứ 7 trong tốp 10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới./.
Thanh Thủy/Kuala Lumpur (Vietnam+)