Sáng 18/10, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ đã chủ trì họp báo về công tác giải quyết 528 vụ khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp kéo dài trên toàn quốc.
Theo Phó Tổng thanh tra Nguyễn Văn Thanh, tính đến ngày 15/12/2011, qua công tác thống kê, nắm tình hình, cả nước còn 528 vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn động, phức tạp, kéo dài, tập trung vào các lĩnh vực đất đai (giải phóng mặt bằng, tranh chấp, đòi lại đất cũ) và giải quyết chính sách xã hội.
Đây là những vụ việc nằm trong tổng số gần 2.000 vụ tồn đọng, phức tạp từ năm 2009, qua giải quyết còn tồn đọng đến cuối năm 2011.
Ngày 18/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 14/CT-TTg (Chỉ thị 14), trong đó nêu rõ các giải pháp, xác định trách nhiệm của các ngành, các cấp, nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Thực hiện Nghị quyết 30 của Quốc hội và Chỉ thị 14 của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ đã ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch số 1130/KH-Thanh tra Chính phủ ngày 10/5/2012, nhằm tập trung giải quyết dứt điểm 528 vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài.
Qua hơn bốn tháng triển khai quyết liệt với tinh thần tập trung cao và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Trung ương và địa phương, việc kiểm tra, rà soát và giải quyết 528 vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng.
Tính đến ngày 15/10, Thanh tra Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã kiểm tra, rà soát 486/528 vụ việc (đạt trên 92%). Trong đó, thống nhất với địa phương dự kiến chấm dứt khiếu nại hoặc chấm dứt thụ lý, giải quyết 282 vụ việc (chiếm 58%); yêu cầu địa phương giải quyết, giải quyết lại hoặc xem xét hỗ trợ người dân 131 vụ việc (27%); thống nhất xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ 41 vụ việc (8,4%); các bộ, ngành, cơ quan Trung ương đang phối hợp giải quyết 32 vụ việc (6,6%).
Cùng với quá trình rà soát, giải quyết 528 vụ việc, Thanh tra Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương cũng rà soát các vụ việc khiếu nại, tố cáo có biểu hiện phức tạp, những vụ việc tồn đọng, kéo dài, mới phát sinh hoặc tái phát, nhằm chủ động có phương án giải quyết để hạn chế hình thành điểm nóng, gây mất trật tự trị an ở địa phương hoặc vượt cấp lên Trung ương.
Sau kiểm tra, rà soát, những vụ việc đã được giải quyết đúng pháp luật, thấu tình, đạt lý, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan, tổ chức đối thoại với người dân trên tinh thần công khai, dân chủ để thuyết phục người dân thực hiện theo phương án giải quyết. Nếu vẫn còn khiếu nại, tố cáo, sẽ ra thông báo chấm dứt thụ lý, xem xét giải quyết. Cơ quan ra thông báo sẽ lập hồ sơ trích ngang về nội dung vụ việc, quá trình giải quyết để công khai trên Cổng thông tin điện tử và phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
Theo Thanh tra Chính phủ, chủ trương, quyết tâm tăng cường rà soát, kiểm tra, phối hợp giải quyết dứt điểm các vụ khiếu kiến tồn đọng, phức tạp, kéo dài đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương cũng như sự hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân trong xã hội.
Qua rà soát, giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài, đã nâng cao nhận thức và trách nhiệm của lãnh đạo các cấp, tạo bước chuyển trong hành động về giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là tình hình khiếu nại, tố cáo phức tạp, đông người, số đoàn khiếu kiện đông người, vượt cấp lên Trung ương có xu hướng giảm; nhiều bức xúc trong dân cũng đã được giải tỏa, mức độ gay gắt của tình hình khiếu kiện nói chung, khiếu kiện đông người phức tạp nói riêng trong toàn quốc, trước mắt có phần dịu bớt, góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.
Thời gian tới, Thanh tra Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung rà soát 42 vụ việc còn lại, phấn đấu có phương án giải quyết xong toàn bộ 528 vụ khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạo kéo dài trước ngày 31/10/2012; giải quyết dứt điểm 40% số vụ việc đã được rà soát, trong đó ưu tiên những vụ việc khiếu nại trọng điểm về đất đai, được dư luận xã hội quan tâm./.
Theo Phó Tổng thanh tra Nguyễn Văn Thanh, tính đến ngày 15/12/2011, qua công tác thống kê, nắm tình hình, cả nước còn 528 vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn động, phức tạp, kéo dài, tập trung vào các lĩnh vực đất đai (giải phóng mặt bằng, tranh chấp, đòi lại đất cũ) và giải quyết chính sách xã hội.
Đây là những vụ việc nằm trong tổng số gần 2.000 vụ tồn đọng, phức tạp từ năm 2009, qua giải quyết còn tồn đọng đến cuối năm 2011.
Ngày 18/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 14/CT-TTg (Chỉ thị 14), trong đó nêu rõ các giải pháp, xác định trách nhiệm của các ngành, các cấp, nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Thực hiện Nghị quyết 30 của Quốc hội và Chỉ thị 14 của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ đã ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch số 1130/KH-Thanh tra Chính phủ ngày 10/5/2012, nhằm tập trung giải quyết dứt điểm 528 vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài.
Qua hơn bốn tháng triển khai quyết liệt với tinh thần tập trung cao và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Trung ương và địa phương, việc kiểm tra, rà soát và giải quyết 528 vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng.
Tính đến ngày 15/10, Thanh tra Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã kiểm tra, rà soát 486/528 vụ việc (đạt trên 92%). Trong đó, thống nhất với địa phương dự kiến chấm dứt khiếu nại hoặc chấm dứt thụ lý, giải quyết 282 vụ việc (chiếm 58%); yêu cầu địa phương giải quyết, giải quyết lại hoặc xem xét hỗ trợ người dân 131 vụ việc (27%); thống nhất xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ 41 vụ việc (8,4%); các bộ, ngành, cơ quan Trung ương đang phối hợp giải quyết 32 vụ việc (6,6%).
Cùng với quá trình rà soát, giải quyết 528 vụ việc, Thanh tra Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương cũng rà soát các vụ việc khiếu nại, tố cáo có biểu hiện phức tạp, những vụ việc tồn đọng, kéo dài, mới phát sinh hoặc tái phát, nhằm chủ động có phương án giải quyết để hạn chế hình thành điểm nóng, gây mất trật tự trị an ở địa phương hoặc vượt cấp lên Trung ương.
Sau kiểm tra, rà soát, những vụ việc đã được giải quyết đúng pháp luật, thấu tình, đạt lý, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan, tổ chức đối thoại với người dân trên tinh thần công khai, dân chủ để thuyết phục người dân thực hiện theo phương án giải quyết. Nếu vẫn còn khiếu nại, tố cáo, sẽ ra thông báo chấm dứt thụ lý, xem xét giải quyết. Cơ quan ra thông báo sẽ lập hồ sơ trích ngang về nội dung vụ việc, quá trình giải quyết để công khai trên Cổng thông tin điện tử và phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
Theo Thanh tra Chính phủ, chủ trương, quyết tâm tăng cường rà soát, kiểm tra, phối hợp giải quyết dứt điểm các vụ khiếu kiến tồn đọng, phức tạp, kéo dài đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương cũng như sự hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân trong xã hội.
Qua rà soát, giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài, đã nâng cao nhận thức và trách nhiệm của lãnh đạo các cấp, tạo bước chuyển trong hành động về giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là tình hình khiếu nại, tố cáo phức tạp, đông người, số đoàn khiếu kiện đông người, vượt cấp lên Trung ương có xu hướng giảm; nhiều bức xúc trong dân cũng đã được giải tỏa, mức độ gay gắt của tình hình khiếu kiện nói chung, khiếu kiện đông người phức tạp nói riêng trong toàn quốc, trước mắt có phần dịu bớt, góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.
Thời gian tới, Thanh tra Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung rà soát 42 vụ việc còn lại, phấn đấu có phương án giải quyết xong toàn bộ 528 vụ khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạo kéo dài trước ngày 31/10/2012; giải quyết dứt điểm 40% số vụ việc đã được rà soát, trong đó ưu tiên những vụ việc khiếu nại trọng điểm về đất đai, được dư luận xã hội quan tâm./.
Phúc Hằng (TTXVN)