Hội nghị lần thứ sáu các quốc gia thành viên Công ước quốc tế về quyền của người tàn tật đang diễn ra tại trụ sở chính Liên hợp quốc ở New York, Mỹ.
Kéo dài trong ba ngày, từ 17-19/7, các đại biểu đến từ 132 quốc gia đã phê chuẩn Công ước trên cùng các cơ quan chức năng của Liên hợp quốc đã xem xét, đánh giá thực trạng cuộc sống của những người tàn tật, và bàn biện pháp bảo vệ, giúp đỡ họ hòa nhập cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Phát biểu tại hội nghị, ông Ivan Simonovic, Trợ lý Tổng Thư ký Liên hợp quốc về quyền con người, đánh giá cao việc ngày càng có thêm các quốc gia phê chuẩn, hoặc có kế hoạch phê chuẩn Công ước mang đầy tính nhân đạo kể trên.
Tuy nhiên, theo ông, chỉ việc phê chuẩn văn bản này thôi vẫn chưa đủ, các quốc gia thành viên Liên hợp quốc cần đưa Công ước này vào cuộc sống bằng luật pháp và những chính sách quốc gia, giúp đỡ thực chất và hiệu quả đối với những người tàn tật, để họ được thực hiện đầy đủ các quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền học tập và lao động.
Ông Simonovic cho biết có tới 80% số người tàn tật trên thế giới đang ở độ tuổi lao động, và rất nhiều người trong số họ bị tước bỏ quyền được làm việc và quyền được học hỏi những kỹ năng lao động, và đây chính là một trong những lý do khiến người tàn tật gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống vật chất, tinh thần, và hòa nhập cộng đồng.
Công ước quốc tế về quyền của người tàn tật được thông qua tháng 12/2006, và có hiệu lực từ tháng 5/2008 với những điều khoản chính liên quan đến trách nhiệm của cộng đồng quốc tế trong việc thực hiện và bảo đảm đầy đủ các quyền của người tàn tật, xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với những người kém may mắn này, và cấm mọi hình thức bóc lột.
Hội nghị trên là bước chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc về người tàn tật, dự kiến sẽ tổ chức vào ngày 23/9./.
Kéo dài trong ba ngày, từ 17-19/7, các đại biểu đến từ 132 quốc gia đã phê chuẩn Công ước trên cùng các cơ quan chức năng của Liên hợp quốc đã xem xét, đánh giá thực trạng cuộc sống của những người tàn tật, và bàn biện pháp bảo vệ, giúp đỡ họ hòa nhập cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Phát biểu tại hội nghị, ông Ivan Simonovic, Trợ lý Tổng Thư ký Liên hợp quốc về quyền con người, đánh giá cao việc ngày càng có thêm các quốc gia phê chuẩn, hoặc có kế hoạch phê chuẩn Công ước mang đầy tính nhân đạo kể trên.
Tuy nhiên, theo ông, chỉ việc phê chuẩn văn bản này thôi vẫn chưa đủ, các quốc gia thành viên Liên hợp quốc cần đưa Công ước này vào cuộc sống bằng luật pháp và những chính sách quốc gia, giúp đỡ thực chất và hiệu quả đối với những người tàn tật, để họ được thực hiện đầy đủ các quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền học tập và lao động.
Ông Simonovic cho biết có tới 80% số người tàn tật trên thế giới đang ở độ tuổi lao động, và rất nhiều người trong số họ bị tước bỏ quyền được làm việc và quyền được học hỏi những kỹ năng lao động, và đây chính là một trong những lý do khiến người tàn tật gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống vật chất, tinh thần, và hòa nhập cộng đồng.
Công ước quốc tế về quyền của người tàn tật được thông qua tháng 12/2006, và có hiệu lực từ tháng 5/2008 với những điều khoản chính liên quan đến trách nhiệm của cộng đồng quốc tế trong việc thực hiện và bảo đảm đầy đủ các quyền của người tàn tật, xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với những người kém may mắn này, và cấm mọi hình thức bóc lột.
Hội nghị trên là bước chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc về người tàn tật, dự kiến sẽ tổ chức vào ngày 23/9./.
(TTXVN)