Kết quả hai cuộc thăm dò riêng rẽ được truyền thông Israel công bố ngày 31/12 cho thấy khoảng 2/3 người dân nước này, gồm đa số cử tri cánh hữu, ủng hộ một kế hoạch hòa bình với người Palestine dựa trên nguyên tắc hai nhà nước.
Trong cả hai cuộc thăm dò trên, những người tham gia trả lời cùng một câu hỏi: "Bạn có ủng hộ một nhà nước Palestine phi quân sự dựa trên đường biên giới năm 1967, đổi đất lấy đất thuộc phạm vi chủ quyền của Israel hay không?" Câu hỏi này dựa trên giả định rằng người tị nạn Palestine có thể trở về vùng đất của Palestine sau khi đạt được thỏa thuận, trong khi các khu định cư của người Do Thái ở Jerusalem sẽ vẫn thuộc chủ quyền của Israel, còn các khu định cư Arập sẽ thuộc chủ quyền của Palestine, với những vùng đất linh thiêng nằm dưới sự cai quản tôn giáo.
Cuộc thăm dò do Viện Dahaf cho thấy có 67% người Israel được hỏi ý kiến ủng hộ một thỏa thuận hòa bình với người Palestine miễn là thỏa thuận đó có điều khoản về đảm bảo an ninh cho người Israel.
Các cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và Palestine đã phải tạm ngừng từ năm 2010 do bế tắc xung quanh việc Israel xây dựng khu định cư tại khu Bờ Tây và Đông Jerusalem.
Trong một diễn biến liên quan, nhà thương lượng của Palestine Mohammed Ishtayeh ngày 31/12 tuyên bố Mỹ cần phải chấm dứt "sự độc quyền" trong các cuộc thương lượng giữa Palestine và Israel.
Phát biểu trên Đài phát thanh Palestine, ông Ishtayeh nêu rõ Mỹ cần đóng vai trò như một người bảo trợ trung lập trong các cuộc hòa đàm, và Liên hợp quốc cũng như luật pháp quốc tế phải là cơ sở cho bất cứ tiến trình thương lượng nào.
Ông cũng nói thêm rằng sau khi Palestine được trao quy chế nhà nước quan sát viên tại Liên hợp quốc hồi tháng trước, Palestine đã được bảo vệ bởi Công ước Geneva, điều đó có nghĩa là bất cứ cuộc đàm phán hòa bình nào (giữa Palestine và Israel) trong tương lai cũng phải dựa trên tính hợp pháp và phù hợp với luật pháp quốc tế./.
Trong cả hai cuộc thăm dò trên, những người tham gia trả lời cùng một câu hỏi: "Bạn có ủng hộ một nhà nước Palestine phi quân sự dựa trên đường biên giới năm 1967, đổi đất lấy đất thuộc phạm vi chủ quyền của Israel hay không?" Câu hỏi này dựa trên giả định rằng người tị nạn Palestine có thể trở về vùng đất của Palestine sau khi đạt được thỏa thuận, trong khi các khu định cư của người Do Thái ở Jerusalem sẽ vẫn thuộc chủ quyền của Israel, còn các khu định cư Arập sẽ thuộc chủ quyền của Palestine, với những vùng đất linh thiêng nằm dưới sự cai quản tôn giáo.
Cuộc thăm dò do Viện Dahaf cho thấy có 67% người Israel được hỏi ý kiến ủng hộ một thỏa thuận hòa bình với người Palestine miễn là thỏa thuận đó có điều khoản về đảm bảo an ninh cho người Israel.
[Israel đẩy nhanh tiến độ mở rộng các khu định cư]
Trong một bài phát biểu quan trọng hồi tháng 6/2009, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu từng tuyên bố tán thành giải pháp hai nhà nước. Về phần Palestine, Tổng thống Mahmoud Abbas trong một cuộc phỏng vấn trên kênh Channel 2 của Israel cách đây hai tháng, cũng cho biết người Palestine đang phấn đấu cho một thỏa thuận hòa bình với Israel dựa trên giải pháp hai nhà nước.Các cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và Palestine đã phải tạm ngừng từ năm 2010 do bế tắc xung quanh việc Israel xây dựng khu định cư tại khu Bờ Tây và Đông Jerusalem.
Trong một diễn biến liên quan, nhà thương lượng của Palestine Mohammed Ishtayeh ngày 31/12 tuyên bố Mỹ cần phải chấm dứt "sự độc quyền" trong các cuộc thương lượng giữa Palestine và Israel.
Phát biểu trên Đài phát thanh Palestine, ông Ishtayeh nêu rõ Mỹ cần đóng vai trò như một người bảo trợ trung lập trong các cuộc hòa đàm, và Liên hợp quốc cũng như luật pháp quốc tế phải là cơ sở cho bất cứ tiến trình thương lượng nào.
Ông cũng nói thêm rằng sau khi Palestine được trao quy chế nhà nước quan sát viên tại Liên hợp quốc hồi tháng trước, Palestine đã được bảo vệ bởi Công ước Geneva, điều đó có nghĩa là bất cứ cuộc đàm phán hòa bình nào (giữa Palestine và Israel) trong tương lai cũng phải dựa trên tính hợp pháp và phù hợp với luật pháp quốc tế./.
(TTXVN)